Dự Án Sản Xuất Cây Giống Lâm Nghiệp Công Nghệ Cao Tại Quảng Ngãi Có Nhiều Triển Vọng
Đó là đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ sau khi tham quan Cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp của doanh nghiệp tư nhân Tài Nguyên và nghe doanh nghiệp này báo cáo về Dự án đầu tư cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp công nghệ cao tại xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa vào ngày 5.8.
Dự án được triển khai với diện tích đất xây dựng 30.000m2, công suất dự kiến 9 triệu cây giống/năm, với tổng vốn đầu tư hơn 7,8 tỷ đồng. Dự án này khởi công xây dựng trong quý 3 năm 2014, đến quý 1 năm 2015 hoàn thành và đưa vào hoạt động.
Đây là dự án sản xuất giống cây lâm nghiệp công nghệ cao chủ yếu bằng phương pháp nuôi cấy mô. Cây giống được sản xuất theo công nghệ bầu treo.
Theo đó, các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng được kiểm soát tự động; đảm bảo cây giống phát triển tốt nhất. Bước đầu sản xuất hai loại giống cây chính đó là keo và bạch đàn với nhiều dòng có nguồn gốc khác nhau như các giống keo lai tự nhiên, keo lai nhân tạo. Ngoài ra, dự án còn nghiên cứu, sản xuất một số cây dược liệu quý như: Sâm Ngọc Linh, Ba Kích, hoa phong lan, hoa đồng tiền, quế Trà Bồng…
Mục tiêu của Dự án là nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp nhằm đưa năng suất rừng trồng từ 20 tấn/ha/năm lên 30 tấn/ha/năm và giảm chu kỳ sản xuất chỉ còn 4-5 năm.
Có thể bạn quan tâm
Cúc vạn thọ lùn (Vạn thọ Sa Đéc) là loài vạn thọ được gieo trồng chủ yếu trong nhóm cúc vạn thọ. Thời gian xuống giống tập trung vào 22-25/10 âm lịch, đây là loại hoa có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 55-60 ngày đã cho thu hoạch. Nguồn giống được nông dân mua chủ yếu từ Sa Đéc
Ngày 13-12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án quản lý nghề cá (QLNC) ở 8 tỉnh, giai đoạn 2006 - 2011 và xây dựng kế hoạch nhân rộng ra toàn quốc những năm tiếp theo. Thực tiễn cho thấy nghề cá ở nước ta còn nhiều khó khăn: quy mô nhỏ, phân tán, đời sống của ngư dân còn nghèo. Khai thác thủy sản còn nhiều bất cập, dẫn đến nguồn lợi cạn kiệt, môi trường nguồn nước bị suy thoái…
Hàng ngàn căn nhà bị ngập nước, nhiều nhà dân sập, bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng…người dân nơi vùng “rốn lũ” vùng Đồng Tháp đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất
Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 20 tổ sản xuất rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó nổi bật có Hợp tác xã rau an toàn Thắng Lợi ở xã Phước Hưng (huyện Long Điền). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sản phẩm rau an toàn (RAT) của các HTX hầu hết vẫn chưa tìm được thị trường ổn định, giá cả bấp bênh.
Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)", do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 3,7 tỉ đồng để hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thay thế các giống cây ăn quả cũ, già cỗi bằng các giống cây ăn quả chất lượng, nhằm tạo sản phẩm nông sản an toàn phục vụ nhu xuất khẩu.