Đột Phá Từ Mô Hình Trồng Lúa VietGAP
Vụ đông xuân 2012 - 2013, huyện Hòa Bình thí điểm thành công mô hình trồng lúa theo hướng VietGAP với diện tích 96ha của 120 hộ dân trên địa bàn xã Vĩnh Bình. Sau khi thí điểm thành công, mô hình này sẽ được nhân rộng trong vụ hè thu tới.
Ngày đầu áp dụng phương pháp sạ hàng, bà con ở xã Vĩnh Bình không khỏi lo ngại. Vì đây là lần đầu tiên bà con áp dụng phương pháp sạ mới. Theo kinh nghiệm của nông dân, muốn lúa trúng phải có mật độ dày để số lượng bông nhiều. Nhưng, số giống dùng cho sạ hàng lại thấp hơn 70kg/ha so với cách sạ truyền thống. Song, kết quả sau hơn 90 ngày canh tác, nông dân rất phấn khởi, năng suất đạt 6,2 tấn/ha. Trong khi ruộng sản xuất theo lối truyền thống chỉ cho năng suất từ 5,8 - 6 tấn/ha. Lợi nhuận từ mô hình VietGAP mang lại gần 9,7 triệu đồng/ha, cao hơn lúa ngoài mô hình 3 triệu đồng.
Ông Huỳnh Minh Tiến (ấp Thanh Sơn, xã Vĩnh Bình) phấn khởi nói: “Đây là lần đầu tiên tôi làm ruộng ít chi phí mà lại cho năng suất cao. Vụ này, ruộng nhà tôi trúng đậm, hơn 6 tấn/ha, trong khi chi phí lại ít hơn rất nhiều. Nhờ áp dụng phương pháp tưới nước ngập - khô xen kẽ, nên chi phí bơm tát nước giảm 50%”.
Mô hình VietGAP không chỉ giảm bớt chi phí, tăng năng suất cho nông dân, giải quyết được nỗi lo chung về bài toán giá lúa, mà giống lúa được chọn canh tác trong mô hình đều là giống chất lượng cao. Quan trọng hơn là mô hình này có thể sử dụng phân bón sinh học thay thế phân hóa học nên đảm bảo an toàn cho môi trường.
Thành công từ mô hình trồng lúa theo hướng VietGAP ở xã Vĩnh Bình sẽ được nhân rộng trên phạm vi toàn huyện nhằm mang lại lợi nhuận cho nông dân và nâng cao giá trị lúa gạo trên trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Trong cơ chế thị trường, có rất nhiều đơn vị cung ứng giống trên địa bàn tỉnh, như Công ty Giống cây trồng Thái Nguyên, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên, hệ thống kinh doanh cung ứng giống tư nhân trong tỉnh và tỉnh ngoài nên người nông dân có nhiều điều kiện để lựa chọn. Tuy nhiên, lượng giống do các đơn vị, hệ thống kinh doanh… mới chỉ cung ứng được khoảng 1/3 lượng giống cho mỗi mùa vụ, số còn lại người dân tự để giống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Dân số tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, an ninh lương thực thường xuyên bị đe dọa đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, chịu được sâu bệnh, thời tiết. Ðây cũng là lý do để cây trồng biến đổi gien ngày càng có mặt nhiều hơn trên đồng ruộng trong sự lựa chọn của người nông dân...
Ngoài ra, mục đích của dự án cũng hướng tới nâng cao nhận thức cho cộng đồng và chính quyền địa phương về biến đổi khí hậu như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do giảm đốt rơm rạ, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hạn hán do trồng trên vĩ tre và nằm trong nhà….
Biện pháp khắc phục: Mở nylon che úm vào ban ngày có thời tiết ấm. Khẩn trương chuyển ngay ô mạ đó ra giữa ruộng định cấy. Tạo nền bùn mới rồi nhấc cả ô mạ đó đặt vào, quây úm nylon và điều chỉnh nhiệt như ban đầu. Dùng chế phẩm siêu ra rễ (HPC - 97R) loại 15 gr pha ở tỷ lệ 1/2 gói với 6 lít nước, phun đẫm đều cho 50 m2 mạ; phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 1 - 2 ngày.