Trị bệnh ruột đỏ cho tôm
Bộ đôi sản phẩm điều trị bệnh ruột đỏ được nhiều hộ dân xã Tân Thành tin dùng
Theo nhiều người nuôi tôm tại Cà Mau, biểu hiện của bệnh này trên tôm khi mới chớm rất khó phát hiện.
Tôm vẫn ăn bình thường, thậm chí ăn mạnh.
Sau đó, khi phát bệnh thì đường ruột trống, lỏng, tôm bỏ ăn.
Bao tử và gan tôm chuyển dần sang màu nâu đỏ, nếu nặng thân tôm chuyển sang màu hồng, bơi lờ đờ trên mặt nước, có thể vựa bờ.
Rồi tôm chết dần, và có thể gây thiệt hại hoàn toàn.
Để điều trị căn bệnh trên, một số hộ dân tại Cà Mau, Bạc Liêu đã kết hợp cùng Cty TNHH Công nghệ Sinh học Mega (Cty Mega) và nhiều hộ đã thành công.
Trước đó, Cty Mega đã điều trị bệnh ruột đỏ (bệnh viêm ruột cấp, theo cách gọi của Cty Mega) thành công cho nhiều hộ nuôi tại Cà Mau và Bạc Liêu.
Hiện tại, trên địa bàn Cà Mau, Cty Mega đang tiếp tục kết hợp điều trị bệnh ruột đỏ cho hơn chục hộ nuôi.
Theo cách điều trị của Cty, tất cả các ao đều sạch bệnh ruột đỏ.
Anh Nguyễn Văn Lịnh, (ấp Cái Nai, xã Hòa Tân) tiến hành thả tôm được 25 ngày thì phát hiện triệu chứng của bệnh ruột đỏ.
Hàng chục triệu đồng đổ vào ao nuôi 2.500 m2 của gia đình, nhưng không biết cách chạy chữa thế nào.
Được người quen giới thiệu, anh nhờ đến Cty Mega hỗ trợ điều trị.
Hiện tại, tôm đã được 67 ngày, đạt trọng lượng 110 con/kg.
Anh Lĩnh rất phấn khởi và tin dùng các sản phẩm của Mega.
Ở gần ngay đó, chú Năm Thượng, hộ nuôi tôm có thâm niên nhiều năm, tâm sự rằng: Tôi nuôi tôm đã lâu, nhưng căn bệnh này cũng không biết cách điều trị, đành nhờ đến Cty giúp đỡ.
Vụ rồi, chú Năm Thượng nuôi 1 ao với diện tích 600 m2, mật độ thả 80 con/m2.
Đã thu hoạch cách nay khoảng 1 tháng, trọng lượng tôm đạt 58 con/kg, bán giá 96.000/kg.
Mặc dù giá tôm thấp, nhưng sau khi trừ chi phí, chú vẫn lời trên 20 triệu đồng.
Hiện chú Năm đang tiến hành cải tạo ao, tiếp tục kết hợp cùng Mega thả nuôi lại.
Còn ông Kiều Minh Dũng (ấp Bùng Binh 1, xã Hòa Tân) cho biết, ông đã nuôi tôm công nghiệp được khoảng 10 năm, nhưng cũng đành bó tay khi dịch bệnh gan tụy, ruột đỏ hoành hành.
Rồi ông phải nhờ đến Cty Mega.
Vụ trước ông đã thành công, còn vụ này cũng đang thành công.
Theo ông Dũng, gia đình có 4 ao nuôi tôm công nghiệp, diện tích 5.000 m2.
Vụ trước, ông nuôi 2 ao, mỗi ao 1000 m2, ông nuôi theo kỹ thuật của Mega từ đầu.
Qua gần 80 ngày nuôi, ông thu 3 tấn tôm, trừ hết chi phí lãi khoảng 100 triệu đồng.
Trong đó, tiền thuốc cả vụ phải trả cho Cty chỉ hết 18 triệu đồng.
Hiện ông Dũng đang tiếp tục thả nuôi thêm 2 ao, đã nuôi được 75 ngày, tôm đạt 69 con/kg.
Dự tính chuẩn bị thu hoạch, ước sản lượng gần không thua kém vụ trước.
“Bà con mình chưa lắm vững kỹ thuật lắm, trong khi dịch bệnh bây giờ rất phức tạp, nên tôi kết hợp cùng Cty Mega, sử dụng thuốc của Cty cho chắc ăn”, ông Dũng chia sẻ.
Cty Mega đã nghiên cứu ra các loại thuốc để phòng và trị bệnh ruột đỏ hiệu quả, hiện tại phương pháp cách điều trị của Cty được nhiều người nuôi tôm đánh giá cao.
Đã nhiều hộ dân khắp các tỉnh thành vùng ĐBSCL và miền Trung đã tin dùng và điều trị theo phương pháp của Cty Mega.
Có thể bạn quan tâm
Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.
Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.
Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.
Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.
Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.