Hương Sơn thi đua cao điểm xây dựng nông thôn mới

Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quốc Lập cho biết: Sau 5 năm nỗ lực xây dựng NTM, Hương Sơn đã có 2 xã về đích, 3 xã dự kiến về đích cuối năm nay và không còn xã dưới 7 tiêu chí.
Tuy nhiên, nhiệm vụ còn lại hết sức nặng nề.
BTV Huyện ủy quyết định tổ chức chiến dịch cao điểm thực hiện chương trình xây dựng NTM trên toàn huyện, bắt đầu từ 6/11, phấn đấu mỗi xã hoàn thành thêm ít nhất 2-3 tiêu chí và không còn xã dưới 9 tiêu chí.
Riêng 3 xã về đích năm 2015 (Sơn Bằng, Sơn Tây, Sơn Phú) cơ bản hoàn thành các tiêu chí trước ngày 15/11/2015.
Trong 1 tuần ra quân, xã Sơn Quang (Hương Sơn) đã huy động được trên 2.000 ngày công làm giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, vệ sinh môi trường...
Với quyết tâm đó, bà con nhân dân Hương Sơn ra sức thi đua xây dựng NTM.
Hàng trăm km hành lang đường giao thông, đường điện được phát sẻ gọn gàng, thoáng đãng; hàng chục km kênh mương, đường giao thông được bê tông hóa; hàng chục ngàn cây cối, hàng ngàn mét đất được nhân dân tự nguyện hiến… Điển hình trong phong trào này là xã Sơn Mai.
Chủ tịch UBND xã Trần Ngọc Kiên cho biết:
“Chúng tôi đồng loạt ra quân thực hiện đợt thi đua cao điểm từ ngày 7/11 ở 5/5 thôn; tập trung sẻ phát hành lang đường giao thông, lưới điện, nạo vét kênh mương, làm đường bê tông, thu gom rác thải, dọn vệ sinh ở các khu công cộng, khu dân cư…
Chỉ sau 6 ngày ra quân, toàn xã huy động 2.302 ngày công, phát sẻ 31,5 km hành lang đường giao thông nông thôn, trên 6 km hành lang lưới điện; bê tông hóa trên 300m đường giao thông; nạo vét 1,5 km kênh mương.
Nhân dân toàn xã đã hiến hàng trăm m2 đất, 13.558 cây các loại.
Xã Sơn Quang cũng đã vào cuộc tích cực.
Trên các tuyến đường, hàng trăm người dân tập trung phát quang cây cối, làm vệ sinh môi trường, phá dỡ tường rào, chặt phát cây cối để mở rộng đường theo chuẩn NTM.
Trưởng thôn Bảo Thượng - Nguyễn Huy Hoàng cho biết: Bên cạnh làm kênh mương, dọn vệ sinh, phát quang hành lang lưới điện, toàn thôn đã phát quang, mở rộng hành lang các tuyến đường với chiều dài trên 7.000m.
Trong đó, nhiều tuyến đường được mở rộng lên đến 6-7m.
Đặc biệt là, trong đợt này, các hộ xây hàng rào lấn ra đường đã tự nguyện tháo dỡ với tổng chiều dài 46m.
Theo Chủ tịch UBND xã Sơn Quang - Nguyễn Hồng Lĩnh, qua 1 tuần ra quân, toàn xã đã huy động trên 2.000 ngày công, nạo vét trên 7.000m kênh mương; phát quang trên 20 km hành lang đường giao thông, trên 6.000m hành lang lưới điện; trồng trên 2.000 cây xanh tại khu dân cư; kêu gọi tài trợ 38 triệu đồng tiền mặt…
Xã tiếp tục động viên bà con hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Sau 10 ngày ra quân thực hiện đợt cao điểm, toàn huyện Hương Sơn đã huy động 106.898 ngày công, giải tỏa 632 km hành lang đường giao thông; phát quang, nạo vét 257 km kênh mương nội đồng; giải tỏa, phát quang 341 km hành lang lưới điện; chỉnh trang khuôn viên, vệ sinh 274 nhà văn hóa, 49 khu thể thao thôn; trồng 1.024 cây xanh trong khuôn viên nhà văn hóa thôn; sắp xếp, chỉnh trang 10.040 nhà ở hộ dân;
Huy động đóng góp 1.053 triệu đồng; hiến 106.898 cây, 21.055 m2 đất...
Có thể bạn quan tâm

Sau khi đưa vào hoạt động, “Trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Agriteck Japan” sẽ cho thu hoạch khoảng 135.000 quả mỗi năm. Bên cạnh, đơn vị này còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực chế biến các loại thịt, trứng, sữa bò với quy mô từ 1 - 2 tấn mỗi năm.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến cho nhà máy, Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR, nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp - huyện Phù Mỹ) đã triển khai nhiều giải pháp mở rộng vùng nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, BDSTAR đang tiến hành khảo nghiệm các giống mì mới với tiềm năng năng suất từ 30-50 tấn/ha để cung ứng hom giống miễn phí cho nông dân sản xuất…

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, diện tích nuôi tôm nước lợ vụ nuôi năm 2015 trong nửa tháng đầu năm nay đã thả nuôi 762 ha, tập trung tại huyện Trần Đề, Long Phú và Cù Lao Dung. Tiến độ thả nuôi chậm, bằng 26% so với cùng kỳ do huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu chưa thả nuôi. Thiệt hại tôm nước lợ 26 ha ở huyện Trần Đề và Long Phú, bằng 3,4% diện tích thả.

Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị thuộc sở các tỉnh/thành phố phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, III và các cơ quan báo đài. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người nuôi cua trong hồ đất ở xã Hòa Tâm trúng vụ cua nuôi “mót” (tăng vụ). Chị Nguyễn Thị Sang, nuôi cua ở xã Hòa Tâm cho biết, người nuôi cua đang thu hoạch rộ vụ nuôi “mót”. Mỗi hồ rộng 6 sào (3.000m2), thu hoạch từ 1 đến 1,2 tạ cua với giá bán từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg, thu nhập bình quân 9 triệu đồng.