Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trên cây trồng
Ngành chức năng tỉnh và các địa phương đã thường xuyên kiểm tra, theo dõi và kịp thời hướng dẫn nông dân phương pháp phòng trừ để giảm thiểu thiệt hại trên cây trồng do dịch bệnh gây ra.
Trên cây lúa, bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông gây nhiễm hơn 414ha tại các huyện Đạ Huoai, Đơn Dương, Đức Trọng với tỷ lệ gây hại 3,4% - 75%, diện tích bị nhiễm tăng 328ha so với cuối năm 2014 đối với bệnh đạo ôn lá; tỷ lệ hại từ 1,2% - 12,3% và diện tích bị nhiễm tăng gần 96ha đối với bệnh đạo ôn cổ bông.
Trên cây chè, bọ xít muỗi gây hại gần 2.000ha tại các huyện Di Linh, Lâm Hà và TP Bảo Lộc với tỷ lệ gây hại từ 1,9% - 35,8%, diện tích bị hại tăng 94ha.
Trên cây rau, đã có 460ha cà chua ở Đơn Dương và Đức Trọng bị bọ xít muỗi gây hại - tăng 60ha, tỷ lệ hại từ 2,1% - 20%.
Ngoài ra, cũng trên cây cà chua, bệnh mốc sương gây hại 219,6ha tại Đơn Dương và Đức Trọng - tăng 167ha, tỷ lệ hại từ 8,7% - 40%.
Trên cây họ thập tự, bệnh sưng rễ nhiễm 321ha tại Lạc Dương, Đơn Dương, Đà Lạt và Đức Trọng - tăng 176,5ha, tỷ lệ hại từ 7,1% - 40%.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 7/7/2015, Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT) và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã đến vườn nhãn của ông Tô Văn Bảy (ấp An Thạnh, xã An Bình - Long Hồ) để nghiên cứu về 2 cây nhãn da bò không nhiễm bệnh chổi rồng.
6 tháng đầu năm 2015, toàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) có 105 ha thanh long được cấp mới chứng nhận VietGAP, tái cấp 373 ha, nâng diện tích thanh long có chứng nhận VietGAP trên địa bàn huyện là 3.648 ha, đạt 91,2% so với chỉ tiêu tỉnh giao.
Đó là tổng số diện tích nhãn bị nhà vườn Vĩnh Long đốn bỏ từ năm 2012 đến nay. Riêng, trong 6 tháng qua là 451 ha.
Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này.
Tiêu chuẩn ASC Tôm được chuyển giao tới Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC)