Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm
Những ngày đầu lập nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ nhưng vợ chồng ông vẫn quyết tâm bám trụ với niềm tin “có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”.
Ông đã chọn cây cam, chanh để phát triển kinh tế gia đình.
Thời điểm đó, KHKT chưa phát triển, sức tiêu thụ của thị trường hạn chế nên vườn cây không mang lại hiệu quả, kinh tế gia đình vì thế cũng không có gì khấm khá.
Đến năm 2002, gia đình ông bắt đầu chú trọng việc trồng cam, chanh.
Ngày lại ngày, vợ chồng ông tự khai hoang đồi núi trọc, đào đất lật cỏ, ươm mầm xanh cây ăn quả.
Nhờ đó, diện tích vườn cây ăn quả ngày càng được mở rộng.
Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó, đồi núi trọc ở khu vực hẻo lánh ngày nào đã được bàn tay vợ chồng ông phủ lên màu xanh hoa trái.
Đến thời điểm này, gia đình ông đã có trên 500 gốc cam, chanh các loại, trong đó, hơn nửa diện tích đã cho thu hoạch.
Năm 2014, thời tiết thuận lợi, cộng với chăm sóc tốt nên vườn cây cho năng suất cao.
Cuối năm, ông xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn chanh và 2 tấn cam, thu về trên 150 triệu đồng.
Bên cạnh phát triển vườn đồi, ông còn chăn nuôi bò.
Hiện tại, ông nuôi 5 con bò nái, hàng năm, xuất bán 5 con bê, thu về trên 50 triệu đồng.
Năm 2015, xã Đức Lĩnh dồn sức về đích xây dựng nông thôn mới, hộ ông Lữ Thanh Bình được chọn là một trong 10 gia đình xây dựng khu vườn mẫu.
Đây vừa là niềm vui, niềm vinh dự cho gia đình, nhưng trách nhiệm cũng hết sức nặng nề.
Các cấp, ngành hướng dẫn tích cực, trong đó, cán bộ hội nông dân đến tận nhà, hướng dẫn thực hiện các quy trình xây dựng khu vườn mẫu, định hướng quy hoạch, bố trí các khu vực chăn nuôi, diện tích trồng cây ăn quả chủ lực, hàng rào cây xanh hợp lý, hài hòa giữa cây trồng và vật nuôi, không gian nhà ở và các công trình phụ trợ…
Trên cơ sở đó, ông đã đầu tư xây dựng thêm một số hạng mục còn thiếu.
Đến tham quan mô hình vườn mẫu của ông Bình, điều dễ nhận thấy là quy hoạch bài bản, cây trồng, vật nuôi bố trí hợp lý, diện tích cây xanh nhiều, đặc biệt ấn tượng với vườn cây ăn quả cho thu nhập cao.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, gia đình ông Lữ Thanh Bình còn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gương mẫu đi đầu trong các phong trào do địa phương phát động; luôn sống chan hòa, tình nghĩa với bà con lối xóm.
Ông là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Vũ Quang.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi từ trồng lúa độc canh sang ương cá giống, cá kiểng, anh Nguyễn Văn Đực Nhỏ, sinh năm 1964 tại xã Nhị Mỹ (Cai Lậy, Tiền Giang) đã vươn lên ổn định cuộc sống.
Trang trại của gia đình anh Phạm Văn Quang ở thôn Thượng Hải, xã Bình Lãng (Tứ Kỳ) có 3 dãy chuồng rộng gần 1.500 m2, thường xuyên nuôi khoảng 2.500 con gà CP lấy trứng thương phẩm. Đầu năm 2012, Trạm Khuyến nông Tứ Kỳ phối hợp với Viện Chăn nuôi quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai xây dựng mô hình nuôi gà Lương Phượng thuần chủng sinh sản trên địa bàn huyện.
Khoảng gần 2 tháng trở lại đây, người chăn nuôi xã Xuân Tình, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) phải chống chọi với một loại bệnh xuất hiện ở lợn mà người dân nơi đây gọi là bệnh nghệ đã làm lợn chết hàng loạt. Theo người dân, biểu hiện ban đầu của bệnh là lợn bỏ ăn, ho, tiêu chảy, vàng da và cuối cùng dẫn đến chết. Tốc độ lây lan của bệnh nhanh đến mức chóng mặt đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.
Từ một nông dân lam lũ, ông Nguyễn Văn Nam (62 tuổi), ở xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã trở thành tỷ phú. Biến đồi hoang thành trang trại chăn nuôi, gia đình ông đạt mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm…
Nhìn chung, tình hình sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp phát triển tương đối ổn định. Giá tôm nguyên liệu ở mức cao. Sản xuất ngày càng được chú trọng theo hướng đa cây, đa con. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được chú trọng và thực hiện nghiêm túc.