Đồng Tháp đề nghị phân bổ vốn phát triển ngành hàng cá tra và phục vụ dự án nuôi tôm càng xanh
Theo đó, Đồng Tháp là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện thí điểm Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các giải pháp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, trong đó phát triển thủy sản nuôi cá tra tập trung hơn 2.000ha, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.
Để thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành hàng cá tra, UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ NN&PTNT phân bổ vốn đầu tư dự án giai đoạn 2016 - 2020, trong đó năm 2016 là 100 tỷ đồng.
UBND tỉnh Đồng Tháp cũng vừa có công văn đề nghị NN&PTNT xem xét, bố trí vốn kế hoạch năm 2016 cho địa phương đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng phục vụ dự án nuôi tôm càng xanh tỉnh Đồng Tháp với kinh phí là 121,7 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc các hạng mục: hệ thống đê bao lửng, cống điều tiết, trạm bơm điện cung cấp nước và tiêu thoát nước, hệ thống kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn còn thiếu và chưa đồng bộ, sản xuất chưa ổn định, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa tạo được sự bền vững trong liên kết sản xuất và tiêu thụ. Dự kiến vùng dự án nuôi tôm càng xanh được quy hoạch với quy mô sản xuất 2.738ha.
Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin cơn bão số 2 (bão Rammasun) sắp đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ và đất liền kéo theo mưa to đến rất to, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ đề phòng sau bão giá cả lại tăng vọt.

Nếu như năm 2010, giá trị thu được trên 1 ha mặt nước là 80 triệu đồng, thì năm 2013 giá trị tăng lên 126 triệu đồng/ha, trong đó cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha nếu thực hiện nuôi thâm canh 2 vụ trong năm.

Để mở rộng hệ thống phân phối cho sản phẩm vải thiều, giữa tháng 6/2014, lần đầu tiên, Sở Công Thương 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ quả vải với 11 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam bộ.

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.