Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyên Nghiệp Hóa Đưa Hàng Việt Vào Siêu Thị

Chuyên Nghiệp Hóa Đưa Hàng Việt Vào Siêu Thị
Ngày đăng: 18/07/2014

Bài học thành công từ việc đưa quả vải thiều vào hệ thống siêu thị các tỉnh, thành phố phía Nam cho thấy, các sản phẩm đặc sản làng nghề hoàn toàn có khả năng thâm nhập vào những kênh phân phối hiện đại để mở rộng thị phần.

Phát triển thương hiệu

Để mở rộng hệ thống phân phối cho sản phẩm vải thiều, giữa tháng 6/2014, lần đầu tiên, Sở Công Thương 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ quả vải với 11 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam bộ.

Sau lễ ký kết, lượng tiêu thụ vải đã tăng lên gần gấp đôi. Đặc biệt, không những có mặt tại các khu chợ truyền thống, vải thiều còn thâm nhập thành công vào hệ thống siêu thị như Coop Mart, Intimex, Vinatex, Ocean Mart, Big C, Lotte... Riêng tại Coop Mart, có những ngày lượng tiêu thụ vải thiều lên đến hàng trăm tấn.

Khoai lang Đồng Thái (huyện Ba Vì, Hà Nội) - một sản phẩm đặc sản địa phương -có hương vị đặc trưng rất thơm ngon. Tuy nhiên, do chưa được nhiều người biết đến, trước đây, sản phẩm này chỉ tiêu thụ trên địa bàn huyện Ba Vì và một số địa phương lân cận. Tháng 4/2014, sau khi xây dựng nhãn hiệu tập thể và đưa vào một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội, lượng khoai được tiêu thụ rất tốt. Đến nay, sản lượng khoai sản xuất của bà con nông dân không đủ để cung ứng cho nhu cầu của thị trường.

Bà Vũ Thị Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (BSA) - cho biết, nhiều sản phẩm đặc sản của các doanh nghiệp (DN) làng nghề chất lượng tốt nhưng vẫn khó vào siêu thị, bởi: DN thiếu nguồn vốn, kinh nghiệm phát triển thị trường, hay các DN này không tập trung làm thương hiệu sản phẩm do thiếu khả năng quản trị và ngại làm ăn lớn vì sợ liên quan đến nhiều thủ tục, giấy tờ, hóa đơn, hợp đồng…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa

Đưa hàng vào siêu thị không phải là chuyện dễ, bởi đòi hỏi hàng hóa phải bảo đảm đủ số lượng và tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, DN phải chủ động nâng cao chất lượng, đáp ứng đủ nguồn hàng khi nhu cầu tăng cao... 
Chính vì vậy, để hỗ trợ DN, nhiều sản phẩm đặc sản đã được đưa vào tiêu thụ trong siêu thị với những cam kết ưu đãi đặc biệt. Bà Lê Ngọc Đào - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh - cho biết, để tìm đầu ra và tạo cơ hội vào sâu hệ thống phân phối cho sản phẩm đặc sản địa phương, tại các hội nghị kết nối cung - cầu do thành phố tổ chức, sản phẩm đặc sản địa phương đã được trưng bày miễn phí tại các gian hàng đặc biệt.

Bên cạnh đó, nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố cũng ký những hợp đồng phân phối sản phẩm đặc sản với những ưu đãi, như được hưởng mức chiết khấu đặc biệt, trưng bày tại các vị trí đẹp, thời gian thử thách lâu hơn…

Chủ động sản xuất

Bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, để đưa các mặt hàng đặc sản vào siêu thị thành công, điều cốt yếu nhất là chất lượng sản phẩm. Bởi không giống như những kênh phân phối truyền thống, tại siêu thị, hàng hóa đòi hỏi chất lượng cao hơn.

Theo bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội: “Không phải cứ hái vải trên cây rồi ngay lập tức đưa vào siêu thị được. Muốn vào được kênh phân phối này, hàng hóa phải bảo đảm những tiêu chuẩn nhất định, trong đó quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm”.

Một trong những điểm yếu nhất của DN sản xuất các sản phẩm làng nghề chính là không bảo đảm được hàng hóa khi nhu cầu tăng lên. Bà Vũ Thị Kim Hạnh cho rằng: “Vào được siêu thị đã khó, duy trì vị trí ở siêu thị còn khó hơn.

Chính vì vậy, điều quan trọng là DN phải chủ động sản xuất để sẵn sàng cung ứng khi hàng của mình được người tiêu dùng chấp nhận, nhu cầu sản phẩm tăng lên bằng cách liên kết với các DN khác, chủ động nguyên liệu sản xuất… Làm được điều này, hàng hóa mới “bám rễ” sâu hơn ở siêu thị”.


Có thể bạn quan tâm

Lở Mồm Long Móng Để Dịch Bệnh Không Còn “Đến Hẹn Lại Lên” Lở Mồm Long Móng Để Dịch Bệnh Không Còn “Đến Hẹn Lại Lên”

Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Thú y tỉnh Long An - Nguyễn Văn Cường cho biết: “2 nguyên nhân chính khiến dịch bệnh cứ “tái đi, tái lại” là: Thứ nhất, do người dân chưa tiêm phòng vật nuôi theo đúng quy trình, lứa tuổi theo quy định, đến khi thấy có dịch bệnh xảy ra thì mới bắt đầu tiêm đối phó;

15/07/2014
Đầu Tư Hạ Tầng, Nâng Dần Chất Lượng Giống Thủy Sản Đầu Tư Hạ Tầng, Nâng Dần Chất Lượng Giống Thủy Sản

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất giống thủy sản, TP Cần Thơ đang thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng như khu sản xuất giống thủy sản tập trung, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các khu vực nuôi cá tra. Đặc biệt, thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Giống thủy sản cấp I Cần Thơ tại huyện Vĩnh Thạnh để đưa vào hoạt động trong năm 2015.

04/12/2014
CP Cung Cấp Gần 300 Ngàn Tấn Thịt Heo/năm CP Cung Cấp Gần 300 Ngàn Tấn Thịt Heo/năm

Hiện tại, tổng đàn heo nái chăn nuôi gia công của CP có khoảng 200 ngàn con với năng suất bình quân 23,5 heo con cai sữa/heo nái/năm, tương đương 4,7 triệu heo con nuôi làm giống và nuôi thịt hàng năm. Được biết, lượng thịt heo của toàn hệ thống CP cung ứng cho thị trường xấp xỉ bằng lượng heo thịt của tỉnh Đồng Nai.

04/12/2014
Trái Gấc Đi... Tây Trái Gấc Đi... Tây

Anh Lê Văn Hiệp (sinh năm 1979, xã An Phước, huyện Long Thành - Đồng Nai) được biết đến như một người “mê” làm giàu và có nhiều sáng kiến để phát triển kinh tế.

15/07/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Góp Phần Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Góp Phần Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường

Đây là cách nuôi mới, thay đổi kỹ thuật xử lý chất thải, nhằm phát triển chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo tốt yếu tố môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả và tác động khác của mô hình giữa các cơ quan quản lý nhà nước, những hộ chăn nuôi với các nhà khoa học. Hội thảo đánh giá thực trạng chăn nuôi trên đệm lót sinh học do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tổ chức ngày 27-11-2014 đã phân tích rõ mặt được và chưa được của mô hình.

04/12/2014