Bình Thuận Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Theo Quy Trình VietGAP

Tính đến hết tháng 11/2014, toàn tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích mặt nước thả nuôi tôm là 852,5ha. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và những khó khăn, trở ngại khác đã khiến việc phát triển nuôi tôm theo kiểu truyền thống bị ảnh hưởng, gây thiệt hại không nhỏ cho ngành nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Theo đó, Trung tâm đã thả nuôi 720.000 con giống tôm chân trắng trên diện tích 6.000m2 ao nuôi, mật độ 120 con/m2 tại địa bàn thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Trong quá trình thực hiện mô hình, Trung tâm cũng tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm theo hướng VietGAP cho các hộ tham gia làm mô hình. Sau ba tháng thả nuôi, kết quả cho thấy tỷ lệ tôm sống đạt trên 90%, sản lượng tôm đạt 6.945kg, lợi nhuận đạt trên 286 triệu đồng, cao gấp hai lần so với cách nuôi thông thường.
Các hộ nuôi tham gia mô hình đã chia sẻ, trước khi áp dụng nuôi tôm theo hướng VietGAP, tôm nuôi thường bị dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, hội chứng chết sớm... Bên cạnh đó, việc người nuôi không kiểm soát được lượng thức ăn, lượng thuốc sử dụng đã dẫn đến hiện tượng dư thừa, làm tăng chi phí đầu vào. Từ khi triển khai mô hình, dịch bệnh đối với tôm giảm rõ rệt, chất lượng tôm giống được đảm bảo, giảm đáng kể chi phí đầu tư. Hơn nữa, thời gian nuôi tôm rút ngắn, tiền nhân công và chi phí điện nước giảm, tỷ lệ sống cao, kích cỡ tôm khi thu hoạch đồng đều.
Có thể thấy, quy trình nuôi tôm theo hướng VietGAP không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao, cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, mà còn tác động đến nhận thức của người dân, giúp các hộ nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chú trọng cải tạo ao, ngăn ngừa dịch bệnh cho tôm nuôi, góp phần bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn và triển khai thêm mô hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
Nguồn bài viết: http://thuysanvietnam.com.vn/binh-thuan-trien-vong-tu-mo-hinh-nuoi-tom-theo-quy-trinh-vietgap-article-10266.tsvn
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Thanh Hải (thôn 4, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak) bắt tay vào xây dựng trang trại nuôi gà từ năm 2011, trên diện tích 1,25 ha đất trồng cà phê già cỗi. Từ 3 nhà lạnh với quy mô 3.500 con/nhà, đến nay ông đã phát triển thành một hệ thống trang trại khép kín với 7 nhà lạnh nuôi gà đẻ trứng; mỗi nhà lạnh có diện tích hơn 500 m2.

Trên cơ sở các kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Châu Phú sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn để bà con nông dân nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện. Đồng thời, đưa ra giải pháp cho việc trồng nguồn nguyên liệu (cỏ, bắp non) và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, huyện Thường Xuân có trên 1.000 ha quế, tập trung chủ yếu ở Lâm trường Thường Xuân và rải rác trong các hộ dân. Sau năm 1986, diện tích quế bị khai thác ồ ạt, người dân không quan tâm đến trồng mới, cùng với giá quế bán ra thị trường thấp nên cây quế dần bị phá bỏ.

Chị Đinh Thị Hằng, một trong những hộ tình nguyện tham gia thực hiện mô hình trình diễn giống rau củ cải Song Jeong - Hàn Quốc cho biết: Thực hiện đúng theo kiến thức được tập huấn, hướng dẫn, chị đã nghiêm túc đúng quy trình sản xuất từ gieo trồng đến khâu chăm sóc cải củ.

Tính đến nay, trung tâm đã hỗ trợ 1.650 đĩa nấm và trên 5.600 bịch thành phẩm nấm xanh cho nông dân các huyện Vị Thủy, Long Mỹ và Phụng Hiệp, đạt 82,5% kế hoạch cấy. Với mô hình này, đã quản lý được hơn 1.120ha lúa để phòng trừ rầy nâu ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, giúp nông dân nắm kỹ thuật sản xuất, cũng như sử dụng nấm xanh để quản lý dịch hại trên lúa.