Đồng Tháp đề nghị phân bổ vốn phát triển ngành hàng cá tra và phục vụ dự án nuôi tôm càng xanh
Theo đó, Đồng Tháp là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện thí điểm Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các giải pháp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, trong đó phát triển thủy sản nuôi cá tra tập trung hơn 2.000ha, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.
Để thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành hàng cá tra, UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ NN&PTNT phân bổ vốn đầu tư dự án giai đoạn 2016 - 2020, trong đó năm 2016 là 100 tỷ đồng.
UBND tỉnh Đồng Tháp cũng vừa có công văn đề nghị NN&PTNT xem xét, bố trí vốn kế hoạch năm 2016 cho địa phương đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng phục vụ dự án nuôi tôm càng xanh tỉnh Đồng Tháp với kinh phí là 121,7 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc các hạng mục: hệ thống đê bao lửng, cống điều tiết, trạm bơm điện cung cấp nước và tiêu thoát nước, hệ thống kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn còn thiếu và chưa đồng bộ, sản xuất chưa ổn định, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa tạo được sự bền vững trong liên kết sản xuất và tiêu thụ. Dự kiến vùng dự án nuôi tôm càng xanh được quy hoạch với quy mô sản xuất 2.738ha.
Related news

Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.

Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

Để khai thác biển có hiệu quả, huyện Phú Tân đang khuyến khích ngư dân tích cực bám biển, đẩy mạnh sản xuất, tập trung quản lý tốt số tàu khai thác, giảm dần số tàu nhỏ, khai thác ven bờ để chuyển sang khai thác xa bờ hoặc chuyển đổi ngành nghề sang nuôi thủy sản ven biển. Chú trọng đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.