Đồng Nai tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cần tập trung kiểm tra lấy mẫu các sản phẩm nghi ngờ có chất cấm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Đồng thời tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường.
Công an tỉnh phối hợp với các ngành chức năng trong công tác kiểm tra; tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc các hành vi vi phạm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Những trường hợp vi phạm sẽ được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan báo, đài địa phương quan tâm tuyên truyền rộng rãi về tác hại của chất cấm để nâng cao nhận thức của người dân. Tuy nhiên, các cơ quan cần đưa thông tin một cách kịp thời, chính xác, tránh thổi phồng gây hoang mang, lo sợ trong cộng đồng làm thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) dự báo, từ ngày 17 - 23/3, tại các tỉnh phía Bắc, do điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh đạo ôn tiếp tục gia tăng về diện tích nhiễm và mức độ hại trên trà lúa xuân sớm giai đoạn đẻ rộ.
Theo nhiều nhà vườn tại Long Mỹ (Hậu Giang), giá quít đường đang ở mức cao do bước vào vụ nghịch, nguồn cung khan hiếm. Thương lái thu mua tại vườn với giá từ 35.000-37.000 đồng/kg (tăng 3.000-5.000 đồng so với tháng trước), giá bán lẻ tại các chợ là 40.000-55.000 đồng/kg.
Do 2 năm liên tục bị lỗ, nên nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung sau khi thu hoạch xong đã phá bỏ ruộng mía để chuyển sang nuôi tôm, trồng bắp lai, khoai lang, ổi… Dự kiến vụ mía 2014-2015 sẽ có hơn 500ha mía bị phá bỏ. Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện Cù Lao Dung sẽ giảm từ 8.215ha mía hiện nay xuống còn khoảng 4.000ha, bởi cây mía ngày càng kém hiệu quả.
Gần đây, được sự hỗ trợ vốn từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương, nhiều nông dân ở xã An Sơn, TX.Thuận An đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao.
Thanh long được coi là cây xóa đói giảm nghèo và cũng là cây làm giàu của Bình Thuận. Những năm qua, cây thanh long đã mang lại kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh và cũng làm thay đổi diện mạo nhiều vùng đất đai kém màu mỡ ở đây. Từ hiệu quả trông thấy, cây thanh long đang tiếp tục được đầu tư phát triển trên vùng đất nắng gió này.