TBR 225 chống chịu tốt
Ông Nguyễn Xuân Bảy, trú tại xóm Đồng Tâm, xã Nghĩa Hoàn nói: "Tôi làm TBR 225 đến nay đã 2 vụ. Vụ xuân 2014 mua thóc thịt về làm giống mà vẫn đạt 3 tạ/sào.
Vụ này tham gia mô hình với bà con, ruộng của tôi vẫn đạt gần 3 tạ/sào. Bông to, dài, tỷ lệ hạt chắc cao cây cứng và nhất là gạo ngon nên đề nghị huyện cơ cấu sớm để bà con mở rộng SX".
Ông Hà Xuân Niệm, Chủ nhiệm HTXNN Nghĩa Hoàn cho biết, cánh đồng Cựa có trên 50 ha đất 2 lúa thì bà con gieo cấy tới 40 ha lúa TBR 225. Vụ xuân vừa rồi đạt năng suất 3,5 tạ/sào (500 m2). Vụ thu mùa này, cũng đạt trên dưới 3 tạ/sào. TBR 225 đẻ nhánh khỏe, kháng bệnh đạo ôn tốt, năng suất cao, chất lượng gạo ngon, cơm dẻo. Mặc dù thời tiết âm u kéo dài, TBR 225 chỉ nhiễm nhẹ bệnh khô vằn.
"Giống lúa TBR 225 vẫn chưa được cơ cấu SX đại trà tại huyện Tân Kỳ, nhưng bà con chúng tôi vẫn mua giống này về SX từ năm 2013 đến nay. Vụ nào TBR 225 cũng cho năng suất cao. Bởi vậy đề nghị UBND huyện sớm cơ cấu giống lúa này để bà con có điều kiện đưa ra SX đại trà", ông Niệm đề xuất.
Chị Đặng Thị Vân, Phó phòng NN-PTNT huyện Tân Kỳ cho biết, mô hình làm tại nhiều xã, riêng xã Nghĩa Hoàn chỉ làm trong phạm vi 10 ha, diện tích còn lại do dân tự làm. Qua theo dõi thấy TBR 225 có thời gian sinh trưởng 103 ngày. Mật độ cấy trung bình 49 khóm/m2, mỗi khóm có số bông hữu hiệu bình quân 6,1 bông. Do đầu tư thấp nên năng suất thực thu tại mô hình chỉ đạt 54,7 tạ/ha. Tuy nhiên vẫn cao hơn giống lúa đối chứng gần 5 tạ/ha".
Ông Bùi Nguyên Hùng, chuyên gia kỹ thuật của TBS khuyến cáo, đối với các tỉnh Bắc Trung bộ, giống lúa này chỉ nên cấy trong vụ xuân muộn (gieo từ 15 - 25/1, cấy khi cây mạ được 3 - 3,5 lá) và vụ mùa (gieo 20 - 30/5, cấy khi mạ được 10 - 12 ngày tuổi). TBR 225 có bộ lá dày, đứng, nhiều lông tơ. Lúa trỗ thoát nhanh có màu xanh hơi vàng.
"Tại xã Nghĩa Hoàn, bà con bón thừa phân ure nên lúa đã chín mà lá vẫn còn xanh. Ruộng làm mô hình có tầng canh tác mỏng lại pha cát nên phải có quy trình chăm bón riêng. Cách bón trên mô hình chưa cân đối, trong đó lượng đạm nhiều hơn kali và lân (P2O5 thiếu tới 50%; K2O thiếu khoảng 1,5 kg/sào).
Bởi vậy, mỗi sào Trung bộ bón lót 100% phân chuồng + 20 kg NPK, cần tăng thêm 1 kg kali. Bón thúc hết toàn bộ lượng phân vô cơ còn lại vào thời điểm trước và trong khi lúa đẻ nhánh. Không bón thúc sau khi lúa có lá đòng, cho dù lá có màu xanh hơi vàng. Làm được như vậy thì năng suất lúa sẽ tăng lên đáng kể, tỷ lệ hạt lép giảm, đồng thời hạn chế được sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn", ông Hùng khuyến cáo.
Ông Nguyễn Văn Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho rằng, TBR 225 có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh, cơm dẻo, ngon và có mùi thơm. TGST trung bình (103 ngày) là phù hợp với điều kiện sinh thái trên địa bàn. Theo nguyện vọng của bà con, huyện sẽ đưa vào cơ cấu trong các năm tới".
Có thể bạn quan tâm
Ngày 1/4/2014, Công an TP. Bạc Liêu đã dẫn giải Lâm Tuấn Kiệt (26 tuổi, ngụ phường 8, TP. Bạc Liêu) và Trần Chí Nguyện (22 tuổi, ngụ xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) đến xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch Đông dựng lại hiện trường trộm tài sản.
Mấy ngày qua, cặp Quốc lộ 91, đoạn thuộc ấp Bình Tân, xã Bình Thủy (Châu Phú - An Giang), cá bông lau được bày bán khá nhiều cho khách đi đường. Giá nguyên con 180.000 đồng/kg, nếu cắt khúc nạc 200.000 đồng, khúc đầu và bụng 150.000 đồng/kg.
Lũ thượng nguồn bắt đầu đổ về nên các địa phương đang tăng cường công tác bảo vệ đê bao lúa thu đông. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi vụ mùa.
Cá lau kiếng hay còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu ở đáy các thủy vực nước ngọt, nước lợ. Cá được nhập về Việt Nam chủ yếu từ HongKong và Singapore theo dạng cá cảnh.
Nhằm giúp người trồng mía an tâm sản xuất mỗi khi mùa lũ về, tỉnh đang tiến hành xây dựng đê bao vùng mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thi công đã có nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, gây lo lắng cho chính quyền địa phương và người dân.