Bò sữa xứ dừa
Ông Võ Văn Tám, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Tri cho biết, chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản là nghề cho thu nhập chính của người dân trên địa bàn huyện. Trồng lúa để ăn và lấy rơm nuôi bò đem lại thu nhập cao. Con bò là vật nuôi xóa nghèo, làm giàu và ngày càng có nhiều hộ dân trở thành tỷ phú.
Trong vòng 10 năm trở lại đây giá bò thịt ổn định nên đàn bò ở Ba Tri tăng mạnh và ngày càng xuất hiện nhiều nông dân tỷ phú. Hiện tại Ba Tri có trên 84.000 con và bình quân mỗi xã có trên 10 hộ nuôi bò có tổng đàn trị giá trên 1 tỷ đồng. Giống bò Ba Tri đang được các tỉnh, thành ở khu vực ĐBSCL chọn mua giống về phát triển chăn nuôi.
Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đã phối hợp với tổ chức phi chính phủ Heifer xây dựng Dự án phát triển đàn bò sữa từ nay đến năm 2019 cho nông dân huyện Ba Tri và được UBND tỉnh phê duyệt. Dự án bò sữa được triển khai thực hiện tại 6 xã (Phú Ngãi, Phú Lễ, An Bình Tây, Mỹ Nhơn, Mỹ Thạnh, An Phú Trung) với 1.800 hộ tham gia. Dự kiến đến 2019 đàn bò sữa sẽ có 3.600 con.
Tiêu chí hộ tham gia dự án phát triển đàn bò sữa là có sẵn bò cái nền lai Sind, đất trồng cỏ, chuồng trại, lao động… Dự án hỗ trợ tinh bò sữa gieo lên nền bò lai Sind để lai ra giống bò sữa F1; đầu tư khoảng 6 tỷ đồng xây dựng trạm thu mua sữa bò đặt tại ấp An Thạnh, xã An Bình Tây; chuyển giao kỹ thuật nuôi bò, lai tạo giống bò cho nông dân và thu mua sữa.
Ông Võ Văn Tám cho hay, dự án phát triển đàn bò sữa đến năm 2019 là giải pháp tái cơ cấu ngành chăn nuôi bền vững. Mục tiêu đến năm 2020 đàn bò trên toàn huyện Ba Tri sẽ đạt khoảng 145.000 con. Cùng với việc chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt, đàn bò sữa sẽ phát triển ít nhất 3.600 con.
Chăn nuôi bò theo hướng tập trung tiến lên trang trại SX hàng hóa để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo vệ sinh thú y, môi trường và an toàn thực phẩm.
Sau hơn 5 tháng triển khai, đến nay cán bộ dẫn tinh viên đã gieo tinh bò sữa cho hơn 50 con bò giống nền lai Sind tại địa phương. Trên nền giống bò sữa F1 sẽ tiếp tục gieo tinh nhân tạo để lai tạo ra giống bò sữa F2. Bò sữa lai F2 sẽ được nuôi và cho thu hoạch sữa. Nhà máy sữa Vinamilk sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm.
Bò sữa dòng lai F1 nuôi vẫn thu hoạch được sữa nhưng sản lượng chỉ khoảng 10 - 12 kg/ngày/con.
Còn bò sữa dòng lai F2 cho sản lượng khoảng 22 - 25 kg sữa/con/ngày. Với sản lượng sữa thu được nhân với giá hiện tại 12.000 đồng/kg thì sau 1 năm mỗi hộ nuôi 2 con bò sữa sẽ thu về lợi nhuận khoảng 80 - 96 triệu đồng. Việc đầu tư nuôi bò sữa vốn nặng hơn bò sinh sản nhưng lợi nhuận thu gấp 2 lần.
Ông Bùi Văn Thơm ở ấp Tân Điểm, xã Tân Xuân (Ba Tri) đang nuôi thử 5 con bò sữa F1 rất thành công.
Ông Thơm nói: "Do dự án mới triển khai nên chưa có trạm thu mua sữa, trước mắt tôi nuôi bò để sinh sản bán giống. Con giống bê sữa khoảng 5 - 6 tháng tuổi bán cao hơn bê thịt 4 triệu đồng. Khi trạm thu mua sữa đưa vào hoạt động, tôi sẽ nuôi với số lượng nhiều hơn.
Ở ấp Tân Điểm, ngoài tôi còn có 3 hộ đã đầu tư nuôi bò sữa trước khi dự án triển khai. Hiện bò trong giai đoạn mang thai".
Ông Võ Văn Trận, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Xuân cho biết: "Nông dân xã đã mạnh dạn đầu tư nuôi thử nghiệm bò sữa và bước đầu mang lại hiệu quả.
Sắp tới, hội sẽ tuyên truyền, vận động bà con đầu tư nuôi tiếp, đồng thời phối hợp với ngân hàng giải ngân vốn tín dụng cho nông dân chuyển sang nuôi bò sữa, tránh rủi ro về bò thịt, bò sinh sản...".
Có thể bạn quan tâm
Hơn một năm qua, người chăn nuôi cả nước lao đao trước nghịch lý giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao, trong khi giá thực phẩm lại xuống thấp. Hiện giá thịt gia súc, gia cầm (GSGC) bắt đầu tăng trở lại và nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sau một thời gian dài "treo" chuồng đã quay trở lại chăn nuôi, khiến bài toán cung - cầu lệch nhau, làm bất ổn ngành chăn nuôi trong nước.
Dọc Tỉnh lộ 941 (khu vực Tri Tôn, An Giang), mãng cầu ta được bày bán rất nhiều. Theo các hộ mua bán, mãng cầu được trồng khu vực miền núi, có vị ngon đặc biệt nên hút hàng.
Ngày 12.8, ông Hà Quyết Nghị - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sơn La cho biết: Vụ hè thu 2013, toàn tỉnh Sơn La gieo trồng được 162.000ha ngô, tăng 10.000ha so với năm 2012.
Thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh (gọi tắt là Công ty Trúc Anh), Doanh nghiệp tư nhân tôm giống Dương Hùng (gọi tắt là DNTN Dương Hùng) đầu tư, hỗ trợ và xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học (ATSH), nhằm chuyển giao khoa học - kỹ thuật và xây dựng mô hình để nhân rộng ra cho nông dân học tập kinh nghiệm.
Nuôi cá tra nguyên liệu theo hình thức gia công là biện pháp được cho là tiếp sức cho người nuôi cá trong giai đoạn cá tra nguyên liệu bị rớt giá trầm trọng.