Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển bò thịt chất lượng cao

Phát triển bò thịt chất lượng cao
Ngày đăng: 14/09/2015

Đề án sẽ đưa nghề nuôi bò đi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, tăng thu nhập cho nông dân. Đây cũng là cách làm để Bình Định nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng bò và thịt bò.

Đầu tư sâu công tác lai tạo

Theo ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, để đạt được mục tiêu trên, tỉnh này đã hoạch định từng hướng đi rõ ràng trong 5 năm tới, đặc biệt là công tác lai tạo. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung lai tạo giống bò thịt chất lượng cao, đặc biệt là gống Zebu và Drought master”, ông Hổ cho biết.

Theo kế hoạch, ngành chăn nuôi Bình Định sẽ sử dụng tinh đông lạnh ngoại nhập các giống bò thịt chất lượng cao như Red Angus, Blanc Bleu Belge (BBB) phối giống nhân tạo với bò cái lai Zebu có tỷ lệ máu lai trên 75% để tạo ra bê lai hướng thịt chất lượng cao.

Tổng số bò cái phối giống có chửa bằng tinh bò thịt chất lượng cao trong 5 năm (từ 2015-2020) sẽ là 110.500 con. Trong đó, phối giống bằng tinh bò Red Angus là 54.050 con, phối giống bằng tinh bò BBB là 56.450 con.

Vùng phối giống tập trung sẽ triển khai trên địa bàn 17 xã gồm các huyện Tuy Phước, Tây Sơn và TX An Nhơn.

Ngoài ra, còn mở rộng vùng phối giống bổ sung trên địa bàn 15 xã, phường ở các huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão, Vân Canh và TP Quy Nhơn. Đồng thời sử dụng tinh đông lạnh bò Zebu lai cải tạo đàn bò nội, lai cấp tiến bò lai Zebu để nâng tỷ lệ máu lai, tạo đàn cái lai làm nền cho công cuộc lai tạo đàn bò thịt chất lượng cao.

Sử dụng tinh đông lạnh bò Drought master phối giống nhân tạo với bò cái nền lai có máu Zebu trên 75% để cho ra bò lai F1 Drought master nuôi thịt và chọn con cái tốt làm giống.

Để làm tốt hiệu quả công tác lai tạo đàn bò, Bình Định sẽ thực hiện song song việc đầu tư, nâng cấp hệ thống thụ tinh nhân tạo bò. Trong 5 năm tới, tỉnh sẽ đầu tư trang bị thêm 25 bình chứa ni tơ bảo quản tinh và 56 bình công tác có xuất xứ từ châu Âu. Ngoài ra, sẽ đào tạo mới 40 dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo bò cho các địa phương.

Tổng số bò bò cái phối giống có chửa bằng tinh bò Zebu và Drought master trong 5 năm tới sẽ đạt 192.500 con, triển khai tại 11 huyện, thị trong tỉnh.

Tăng cường chăm sóc

Theo kế hoạch, sau 5 năm thực hiện, đàn bò ở Bình Định sẽ đạt đến con số 520.000 con (tăng 260.000 con so năm 2015); trong đó bò nuôi trong nông hộ là 320.000 con, số còn lại là đàn bò nuôi trong các doanh nghiệp. 

Chất lượng đàn bò cũng sẽ tăng theo. Đến năm 2020, tỷ lệ bò lai và bò ngoại thuần đạt 93,8% tổng đàn, tỷ lệ bò lai nuôi trong nông hộ chiếm 90% và tỷ lệ bò thịt chất lượng cao chiếm 16,3% trong tổng đàn bò lai.

Để đáp ứng nguồn thức ăn cho đàn bò, Bình Định chủ động tạo ra nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò bảo đảm số lượng lẫn chất lượng bằng biện pháp trồng các giống cỏ mới năng suất, chất lượng cao; đồng thời tận thu phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô, ngọn lá mía, thân lá mì, dây đậu phụng… dự trữ làm thức ăn cho bò. 

Đồng thời áp dụng công nghệ chế biến thức ăn thô xanh để nâng cao giá trị dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa và hấp thu; bổ sung đạm phi protein cho bò dưới dạng tảng liếm, ủ rơm với ure…

Thả rông bò tìm thức ăn tự nhiên

“Theo Đề án đã được phê duyệt, kinh phí đầu tư cho phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ giai đoạn 2015-2020 là gần 6.255 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vốn của nông dân, vốn ngân sách TW chỉ hơn 22 tỷ và vốn ngân sách tỉnh gần 24 tỷ”, bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết.

“Chúng tôi sẽ thực hiện 70 mô hình trình diễn với 560 bò thịt, 28 ha cỏ trồng và 70 hố ủ thức ăn xanh tại các địa phương triển khai lai tạo giống bò thịt chất lượng cao. Quy mô 1 mô hình là từ 5 - 10 con bò, 4.000 m2 cỏ và 1 hố ủ thức ăn xanh”, ông Hổ cho biết.

Trong xây dựng thương hiệu bò thịt và bò chất lượng cao, tỉnh sẽ xây dựng trên 2 giống bò Red Angus và BBB. Ban đầu sẽ xây dựng thương hiệu bò thịt và bò chất lượng cao tại 17 xã triển khai lai tạo giống bò thịt chất lượng cao ở các huyện Tuy Phước, Tây Sơn và TX An Nhơn, sau đó mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

Cũng theo ông Hổ, trong thời gian tới, Bình Định sẽ xây dựng 2 chợ bò, mỗi chợ có diện tích từ 5.000 - 10.000 m2 gồm các hạng mục cần thiết như lô ngăn cách có mái che mưa nắng, tường rào, cổng ngõ; các hệ thống sát trùng, cung cấp nước uống cho bò, tiêu thoát nước và xử lý nước thải với đầy đủ quy chế vận hành. 

Theo tính toán của ngành nông nghiệp Bình Định, sau 5 năm thực hiện, công cuộc phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao trong nông hộ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn 3.800 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 11.000 lao động nông thôn, nâng cao trình độ, kỹ thuật chăn nuôi thâm canh bò cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa đông - xuân thắng lợi nhờ cơ cấu giống hợp lý, xuống giống đồng loạt né rầy Vụ lúa đông - xuân thắng lợi nhờ cơ cấu giống hợp lý, xuống giống đồng loạt né rầy

Rút kinh nghiệm trong những mùa vụ qua, vụ lúa đông - xuân 2014 - 2015 năm nay, ngoài thực hiện đúng lịch gieo sạ mà ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã bố trí, nhiều nông dân trong tỉnh còn quan tâm chọn canh tác những giống xác nhận, áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, mô hình “3 giảm, 3 tăng”, đặc biệt tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn… đây được xem là biện pháp tích cực nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị hạt lúa.

24/06/2015
Tìm lối ra cho atisô VietGAP Tìm lối ra cho atisô VietGAP

Dọc theo tuyến đường ĐT 723 nối liền hai thành phố Đà Lạt - Nha Trang, bên cạnh thưởng thức ánh sáng lung linh trong đêm từ những vườn rau, hoa trong nhà kính nằm dưới thung sâu, trên đồi cao, ban ngày du khách còn có thể ngắm nhìn những khu vườn atisô thấp thoáng hai bên đường.

24/06/2015
Liên kết sản xuất lúa giống vừa mừng vừa lo Liên kết sản xuất lúa giống vừa mừng vừa lo

Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…

24/06/2015
Triển khai phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn Triển khai phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn

Sáng 19/6, UBND huyện Sông Hinh (Phú Yên) tổ chức triển khai chiến dịch tháng ra quân phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Hiện diện tích sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng lên gần 100ha tại 9/11 xã, thị trấn; có nguy cơ tiếp tục phát triển, gây hại trên diện rộng.

24/06/2015
Ra Hòn Tre gặp tỉ phú hồ tiêu Ra Hòn Tre gặp tỉ phú hồ tiêu

Một ngày hè nắng chói chang, trời trong, biển lặng, chúng tôi lên tàu cao tốc vượt hơn ba mươi cây số từ TP Rạch Giá ra Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, để tìm gặp “tỉ phú hồ tiêu”.

24/06/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.