Đồng Nai Được Chọn Triển Khai Thí Điểm Chăn Nuôi Tập Trung Lifsap

Theo Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3 vùng thí điểm thực hành chăn nuôi tốt, gồm: các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Trong đó có 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP); 24 hệ thống trộn thức ăn đã được lắp đặt cho các nhóm để tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 78 hộ GAPH được cấp chứng nhận đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc.
Đồng Nai là tỉnh duy nhất trong cả nước được Ngân hàng thế giới tiếp tục triển khai khu thí điểm chăn nuôi tập trung (khu LPZ). Dự án đã tiến hành đầu tư xây dựng nâng cấp 25 chợ Lifsap và dự kiến trong năm 2014 sẽ hoàn thành thi công xây dựng hạ tầng và hỗ trợ các hộ chăn nuôi trong LPZ áp dụng theo quy trình GAPH.
Tuy nhiên, đến nay việc triển khai dự án vẫn còn một số khó khăn như: chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ nên năng lực cạnh tranh còn yếu; khó kết nối trong xây dựng chuỗi liên kết; khó khăn trong quy hoạch điểm giết mổ tập trung; công tác quản lý, vận hành một số chợ Lifsap chưa tốt…
Tại hội nghị đánh giá kết quả đã thực hiện và triển khai kế hoạch hoạt động trong năm 2014 do Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai tổ chức ngày 13-3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu Ban quản lý dự án Lifsap và các địa phương cần chú trọng công tác xây dựng kế hoạch sẽ triển khai, khắc phục những mặt còn tồn tại nhằm đạt hiệu quả cao khi thực hiện. Trong đó, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để người dân hiểu rõ về dự án để tích cực tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 18/5, ổ dịch cúm gia cầm H5N6 xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã qua 21 ngày không phát sinh thêm dịch mới. Tuy nhiên, tại tỉnh Vĩnh Long đã xuất hiện 1 ổ dịch cúm gia cầm H5N1.

Với đàn gà có số lượng lên đến trên 1.000 con, hiện trang trại của anh Nguyễn Văn Long ở thôn 5, xã Diên Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là địa chỉ nuôi gà Đông Tảo lớn nhất TP. Pleiku.

Hiện tượng sương muối trùng vào đợt hoa nở khiến ong bị chết do đó không phát triển được đàn ong, giảm sản lượng mật.

Thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi phiền hà đã làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) trong nước thiệt hại nhiều do phải lưu hàng tại cảng. Có doanh nghiệp cho hay, chi phí lưu container có khi lên tới vài chục tỉ đồng mỗi năm và doanh nghiệp không thể kiểm soát được chi phí này.

Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa gửi văn bản tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ đề nghị tăng cường các biện pháp chống nóng cho vật nuôi.