Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chàng trai Mông giỏi làm giàu nơi biên giới

Chàng trai Mông giỏi làm giàu nơi biên giới
Tác giả: Đông Hoàng
Ngày đăng: 26/09/2016

Quả như lời khen của bà con địa phương, Cháng Thìn Lù sinh năm 1983 là chi hội trưởng chi hội nông dân thôn Thanh Long có gương mặt sáng sủa và đậm chất đàn ông người Mông. Vẫn cách nói chuyện mộc mạc của đồng bào Mông, Thìn Lù chia sẻ, anh sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình đông anh em nên từ nhỏ đã quen với khó khăn, vất vả.


Cháng Thìn Lù rất vui khi vườn chanh năm nay sai trĩu quả, bán được giá.

Năm 2002, trong quá trình sinh hoạt đoàn, Hội ND, Thìn Lù nhận thấy đất đai, khí hậu ở địa phương tuy có khắc nghiệt so với miền xuôi, nhưng vẫn có thể phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng (VAC) được. Thìn Lù bàn với gia đình và mọi người đều ủng hộ kế hoạch phát triển kinh tế gia đình của anh. Thìn Lù bắt tay vào cải tạo hơn 1ha vườn rừng để trồng 100 gốc hồng không hạt và 300 gốc chanh. Thấy cây phát triển tốt, anh mạnh dạn trồng thêm 500 gốc hồng không hạt và hàng trăm cây chanh. Đến nay, hồng, chanh đều đã cho thu hoạch với năng suất, sản lượng ổn định. Thìn Lù cho hay: “Hồng, chanh là 2 loại cây phù hợp với khí hậu, đất đai ở Quản Bạ. Phương pháp nhân giống đơn giản, công chăm sóc không mất nhiều mà thu nhập lại ổn định theo từng năm…”.

Kết hợp với trồng hồng, chanh, Thìn Lù nuôi thêm 200 tổ ong lấy mật; đào 5.000m2 ao thả cá, trồng hơn 3,5ha rừng cây mỡ để làm nguyên liệu giấy. Kinh tế khá dần lên, Thìn Lù có điều kiện đầu tư nuôi thêm lợn, gia cầm, trâu, bò… Anh lý giải: “Ở miền núi, có điều kiện mình phải phát huy hết tiềm năng của vườn, rừng vừa phân tán được các rủi ro, vừa phát triển hợp lý sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Mấy chuyện đó, mình học được, tham khảo qua sách, báo, qua các lớp tập huấn, tham quan mô hình do Hội ND và các ngành địa phương tổ chức…”. Những năm gần đây, tổng thu nhập từ mô hình VAC đạt 600 triệu đồng/năm, trong đó lợi nhuận chiếm gần ½ doanh thu. Thìn Lù dự kiến thời gian tới sẽ xây dựng thêm mô hình nuôi lợn rừng, nuôi dúi để tăng thu nhập, đa dạng hóa các cây, con nuôi để bà con có thể học và làm theo.

Mô hình VAC của Cháng Thìn Lù được Hội ND địa phương quan tâm, động viên, cổ vũ, được bà con nông dân trong và ngoài xã tìm tới tham khảo, học hỏi và làm theo. Với kinh nghiệm của mình, Thìn Lù tận tình giúp đỡ bằng việc hướng dẫn cách làm ăn, cho vay vốn không lãi, cung ứng trả chậm cây, con giống… Chính vì sự năng động vượt khó vươn lên khá giả, nhiệt tình với công tác giảm nghèo ở địa phương, kinh nghiệm sản xuất tốt, khả năng dân vận khéo nên hội viên, nông dân thôn Thanh Long đã tín nhiệm bầu Cháng Thìn Lù là chi hội trưởng chi hội nông dân. Cháng Thìn Lù đã được UBND, Hội ND huyện Quản Bạ, UBND, Hội ND xã Thanh Vân tặng nhiều giấy khen về thành tích lao động sản xuất, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới. Cháng Thìn Lù xứng đáng là 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016”.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững Mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững

Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác bất hợp lý, đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và cải thiện môi sinh nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Chư Pưh đã triển khai dự án phát triển hồ tiêu bền vững bằng các chế phẩm sinh học.

23/09/2016
Bến Tre: Hiệu quả từ trồng cà chua Picota công nghệ cao Bến Tre: Hiệu quả từ trồng cà chua Picota công nghệ cao

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.

23/09/2016
Siêu lợi nhuận từ mô hình 3 trong 1 Siêu lợi nhuận từ mô hình 3 trong 1

Cùng một diện tích đất, chị Hòa Thị Dinh, thôn An Na, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) đã canh tác cùng lúc 3 loại cây trồng. Nhờ cách làm này thu nhập của chị tăng lên gấp 3 lần so với các vườn chỉ trồng thuần cà phê.

26/09/2016