Đồng Nai Được Chọn Triển Khai Thí Điểm Chăn Nuôi Tập Trung Lifsap
Theo Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3 vùng thí điểm thực hành chăn nuôi tốt, gồm: các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Trong đó có 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP); 24 hệ thống trộn thức ăn đã được lắp đặt cho các nhóm để tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 78 hộ GAPH được cấp chứng nhận đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc.
Đồng Nai là tỉnh duy nhất trong cả nước được Ngân hàng thế giới tiếp tục triển khai khu thí điểm chăn nuôi tập trung (khu LPZ). Dự án đã tiến hành đầu tư xây dựng nâng cấp 25 chợ Lifsap và dự kiến trong năm 2014 sẽ hoàn thành thi công xây dựng hạ tầng và hỗ trợ các hộ chăn nuôi trong LPZ áp dụng theo quy trình GAPH.
Tuy nhiên, đến nay việc triển khai dự án vẫn còn một số khó khăn như: chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ nên năng lực cạnh tranh còn yếu; khó kết nối trong xây dựng chuỗi liên kết; khó khăn trong quy hoạch điểm giết mổ tập trung; công tác quản lý, vận hành một số chợ Lifsap chưa tốt…
Tại hội nghị đánh giá kết quả đã thực hiện và triển khai kế hoạch hoạt động trong năm 2014 do Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai tổ chức ngày 13-3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu Ban quản lý dự án Lifsap và các địa phương cần chú trọng công tác xây dựng kế hoạch sẽ triển khai, khắc phục những mặt còn tồn tại nhằm đạt hiệu quả cao khi thực hiện. Trong đó, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để người dân hiểu rõ về dự án để tích cực tham gia.
Related news
Dầu vừa hạ giá thêm, còn tàu đánh trúng gần đầy khoang, cá to đầy ắp. Cá to bán chợ xa càng trúng giá cao. Cá thu, cá hồng, cá bớp… loại nào cũng có giá tăng thêm khoảng 20% so những tháng bình thường trong năm. Lúc này các chợ lớn, nhà hàng đang “săn đón” mua bằng hết.
Mặt hàng cá tra trong nhiều năm trước đã tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho khu vực ĐBSCL. Con cá tra đã từng “giúp” người dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu cá tra liên tục vướng trong vòng xoáy chất lượng, giá thành đầu ra và tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng. Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con. Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp. Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng. Nhiều người cho rằng vịt nuôi công nghiệp ở Đồng Nai không còn là thủy cầm mà nên gọi là gia cầm.
Dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc vừa xảy ra tại huyện Ngân Sơn đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Tỉnh Bắc Kạn đã chính thức công bố dịch, hiện nay ngành chức năng và các địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm dập dịch và ngăn chặn sự lây lan.
Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.