Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Màu Gia Bình Tiêu Điều Sau Bão

Đồng Màu Gia Bình Tiêu Điều Sau Bão
Ngày đăng: 20/09/2014

Những ruộng mía, vườn chuối trăm triệu là nguồn thu nhập trông đợi cả năm trời bỗng chốc đổ rạp cùng với nỗi lo đè nặng lên vai người nông dân Gia Bình (Bắc Ninh) sau cơn bão số 3. Thiệt hại bão gây ra cho sản xuất nông nghiệp của địa phương này là không nhỏ và những biện pháp khắc phục, cứu vớt tài sản đang được chính quyền và người dân Gia Bình khẩn trương thực hiện.

Vội vã bó gọn những cây mía đã bật gốc, ông Nguyễn Đắc Anh thôn Ngăm Mạc, xã Lãng Ngâm ngậm ngùi: “Một năm chúng tôi mới được một vụ mía, chỉ còn hơn 1 tháng nữa đến ngày thu hoạch mà giờ phải gom mía non bán tháo, công sức từ đầu năm đến nay thế là đổ bể hết”.

Trên khắp cánh đồng thôn Ngăm Mạc, giá 1 cây mía bán vội giờ chỉ được 1.000 đồng, mỗi sào mía, người dân vớt vát được 3 triệu đồng, chưa đủ chi phí vật tư. Có những hộ, mía quá non không thể bán được thì coi như mất trắng. Theo ông Anh, nếu đúng ngày đúng vụ, thu hoạch từ 1 sào mía có thể đạt 8 triệu đồng, trừ chi phí vẫn lãi 1 nửa. Được biết, vùng trồng mía truyền thống gần 20 ha là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình ở Ngăm Mạc.

Trận bão vừa qua đã làm tới 90% diện tích mía đã bị gãy, đổ, trong đó đổ rạp, bật gốc 70%, ước tính thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Trực tiếp chỉ đạo nông dân khắc phục thiệt hại ngay sau khi bão tan, ông Nguyễn Đắc Sơn, Chủ nhiệm HTX Ngăm Mạc cho biết: “Năm nào chúng tôi cũng trải qua vài trận bão nhưng chưa khi nào thiệt hại nặng như năm nay.

Bởi những năm trước, hầu hết gió bão đến khi mía đã giáp ngày thu hoạch nên giá bán không bị ép xuống thấp, nhiều hộ thậm chí đã thu hoạch xong. Bây giờ, với những cây mía mới đổ ngả, chúng tôi đã buộc chéo với nhau để chờ thêm thời gian cho được giá, còn phần nhiều các hộ phải gọi thương lái vào bán non, chấp nhận chịu lỗ”.

Cùng là một khung cảnh hoang tàn, nhưng dường như những khu vườn với la liệt buồng chuối sai quả đổ gục lại khiến người nông dân hoang mang hơn. Bởi giờ đây, chuối non không bán được, thân cây đổ cũng không thể tận dụng vào việc gì nên các hộ phải chặt bỏ toàn bộ. Người trồng chuối hầu như không còn biện pháp khắc phục thiệt hại nào để vớt vát được phần vốn đầu tư.

Năm ngoái gia đình ông Trần Văn Chuyển, thôn Hữu Ái xã Giang Sơn vay được của ngân hàng hơn 200 triệu để trồng hơn 4000 cây chuối tiêu hồng. Mặc dù nghe tin có bão, gia đình ông đã tập trung chằng chéo, gia cố thân cây, nhưng với sức gió giật cấp 7, chỉ sau 1 đêm, hơn 1.000 cây chuối của gia đình bị quật ngã, chủ yếu là chuối đã ra buồng chuẩn bị bán dịp Tết.

Theo ông dự tính thiệt hại lên tới cả trăm triệu đồng. “Thiên tai thật khó lường và tôi cũng biết làm nông nghiệp luôn phải chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, thiệt hại lần này quá lớn nên chúng tôi chỉ mong được hỗ trợ phần nào về cây giống hoặc lãi suất vay ngân hàng để gượng qua được khó khăn này” – ông Chuyển bày tỏ.

Theo ông Bùi Thế Sẫm – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Bình, cơn bão số 3 với sức gió mạnh khiến hơn 480 ha lúa mùa và một số diện tích cây màu thân mềm ngoài bãi bị đổ, cụ thể là 20.000 gốc chuối các loại, 10,5ha diện tích mía, 45 ha ngô và 11.000 cây đu đủ, tập trung chủ yếu ở các xã Cao Đức, Song Giang, Giang Sơn, Đại Lai, Lãng Ngâm, Thái Bảo....

Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp huyện và chính quyền địa phương đã khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tập trung khắc phục hậu quả sau bão.

Trước mắt, trên các đất chuyên màu, nông dân sớm giải phóng đất để trồng cây rau ngắn ngày hoặc lựa chọn trồng cây vụ đông sớm, phù hợp. Ngành cũng chuẩn bị sẵn một số giống chuối, ngô,.. và vật tư để giúp nông dân có thể tái sản xuất. Hiện các ngành chức năng vẫn tiếp tục cùng địa phương tổ chức thăm đồng, đánh giá mức độ ảnh hưởng cụ thể của cơn bão trên lúa và hoa màu để xem xét đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Tuy nhiên, ông Sẫm cũng nhấn mạnh, đây mới là cơn bão số 3 trong năm nay nên nguy cơ bão xảy ra và ảnh hưởng tới địa bàn vẫn rất cao, các hộ dân cần tăng cường biện pháp chủ động phòng chống, bảo vệ tài sản, hoa màu, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai.


Có thể bạn quan tâm

Một Nương Sơn - Một Cót Thóc Một Nương Sơn - Một Cót Thóc

Năm 1985, từ đống hoang tàn của một HTX, cái tên xã Thọ Văn xuất hiện trong danh sách địa chính huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Ra đời muộn nhất huyện, nghèo nhất huyện nhưng với cây sơn, “đứa con út” nay đã vươn vai thành người khổng lồ.

04/09/2011
Iêu Hủy Hơn 21.000 Con Heo Vì Dịch Bệnh Iêu Hủy Hơn 21.000 Con Heo Vì Dịch Bệnh

Chiều 12-6, tại cuộc tổng kết 6 tháng của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết hiện dịch tai xanh đã lan ra thêm 2 tỉnh mới, Lạng Sơn và Bạc Liêu.

15/06/2012
Cấm Nuôi Chim Yến Trong Thành Phố Biên Hòa Cấm Nuôi Chim Yến Trong Thành Phố Biên Hòa

Biên Hòa vừa ban hành văn bản yêu cầu ngừng hoạt động nuôi chim yến và thu hút chim yến làm tổ trên địa bàn toàn thành phố.

16/06/2012
Thương Lái “Thao Túng” Đồng Tôm Thương Lái “Thao Túng” Đồng Tôm

Tôm sú nguyên liệu ĐBSCL khan hiếm nhưng nhiều ngày qua giá tôm nguyên liệu liên tục giảm. Làm ra sản phẩm nhưng giá cả hoàn toàn lệ thuộc vào thương lái và các nhà máy chế biến tôm. Vừa thu hoạch 2 ao tôm diện tích 10.000m², sản lượng đạt hơn 8 tấn, ông Nguyễn Minh Đức, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) mất khoản lãi hơn 140 triệu đồng do giá tôm đang giảm

11/09/2011
Hiệu Quả Từ Mô Hình Câu Lạc Bộ Nuôi Nai Hiệu Quả Từ Mô Hình Câu Lạc Bộ Nuôi Nai

Xuất phát từ một vài hộ dân nuôi nai đạt hiệu quả kinh tế cao, cuối năm 2011 Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đứng ra thành lập câu lạc bộ nuôi nai nhằm tạo việc làm thêm, cải thiện kinh tế cho các hộ nông dân của xã. Đến nay, mô hình này đã bắt đầu phát huy hiệu quả đáng khích lệ.

16/06/2012