Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bài Học Từ Công Tác Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm Đầu Năm 2014

Bài Học Từ Công Tác Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm Đầu Năm 2014
Ngày đăng: 15/07/2014

Hơn 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre không xảy ra dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên đầu năm 2014, dịch bệnh xảy ra và bùng phát mạnh ở huyện Mỏ Cày Nam, đầu tiên là xã Cẩm Sơn sau đó là 3 xã An Thới, Định Thủy và An Định. Vì sao dịch bùng phát trở lại và ngành thú y đã làm gì để khống chế hiệu quả?

Lý giải vấn đề này, lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Tính từ khi xác định ổ dịch đến thời điểm kết thúc ổ dịch (14-4-2014), dịch bệnh đã phát sinh tại huyện Mỏ Cày Nam với 4 hộ, 4 ấp và 4 xã; tiêu hủy trên 2.500 con gia cầm, tổng trọng lượng trên 2,6 tấn.

Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh là do người dân có tập quán chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, không an toàn, không áp dụng các biện pháp tiêm phòng nghiêm ngặt. Nhánh vi rút mới H5N1 clade lần đầu tiên xuất hiện tại Bến Tre. Các chợ gia cầm, các cơ sở chăn nuôi có tỷ lệ lưu hành vi rút H5N1 khá cao, là nguồn lây lan vi rút cúm thông qua các hoạt động mua bán gia cầm.

Địa bàn xuất hiện dịch ở huyện Mỏ Cày Nam nhưng các điểm dịch phân bố rải rác ở 4 xã khác nhau. Dịch xuất hiện trong thời gian ngắn (khoảng 15 ngày). Theo đánh giá của ngành thú y, ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện nhỏ lẻ, rải rác, được khống chế, xử lý ngay khi mới xuất hiện, không để lây lan ra diện rộng.

Tuy nhiên, các nhánh vi rút đã bắt đầu lưu hành trên địa bàn tỉnh nên công tác phòng chống dịch tại các huyện còn lại trong tỉnh sẽ khó khăn hơn do chưa có đánh giá chính xác về nhánh vi rút tại các huyện này và do có đàn thủy cầm lớn.

Dự báo trong thời gian tới, các ổ dịch sẽ có thể phát sinh rải rác tại một số địa bàn có nguy cơ cao, đặc biệt là khu vực có nhiều đàn thủy cầm (Ba Tri, Giồng Trôm), chợ buôn bán gia cầm sống, khu vực ổ dịch cũ.

Với tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, vi rút lưu hành rộng rãi trong đàn thủy cầm và chợ buôn bán gia cầm sống thì nguy cơ phát sinh ổ dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục xuất hiện. Nguy cơ dịch xảy ra có thể ở dạng điểm dịch (1 hoặc 2 hộ chăn nuôi có dịch) và nếu công tác phòng chống chủ động được thực hiện tốt ở tại các xã thì ít có khả năng lây lan thành các đợt dịch lớn.

Qua công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra như: việc khai báo bệnh, giám sát phát hiện bệnh, công tác tiêm phòng chưa đạt yêu cầu.

Đây là bài học để người chăn nuôi, chính quyền địa phương, các ngành chức năng quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh để ngăn chặn dịch cúm gia cầm tái phát trong thời gian tới. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho người dân hiểu về dịch bệnh để người dân không sợ dịch, không giấu dịch, phối hợp tốt với cơ quan thú y và chính quyền.

Phát hiện dịch sớm, nhanh chóng xử lý ngay đàn gia cầm có bệnh khi số lượng còn ít; việc xử lý nhanh gọn làm cho mầm bệnh không có điều kiện lây lan rộng. Thành công trong khoanh vùng, bao vây và dập dịch vừa qua đã khẳng định vai trò chủ động, tích cực của lực lượng thú y, lãnh đạo các địa phương. Ban chỉ đạo nơi nào tập trung chỉ đạo thì nơi đó nhanh chóng thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch.

Công tác thống kê, quản lý đàn gia cầm có vai trò quan trọng, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đánh giá kết quả thực hiện, nhất là trong tiêm phòng - một biện pháp phòng bệnh chủ yếu nhất hiện nay. Chăn nuôi tập trung qui mô bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường, áp dụng tốt các biện pháp phòng bệnh bắt buộc, dịch bệnh ít xảy ra.

Đặc biệt, để có thể hạn chế tối đa dịch bệnh cần phải có quy hoạch tổng thể cho ngành chăn nuôi. Trong đó quy hoạch chăn nuôi tập trung dưới hình thức trang trại được xem là một trong những giải pháp lâu dài và căn cơ cho phát triển chăn nuôi bền vững; cần có định hướng quản lý về điều kiện chăn nuôi an toàn, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới như qui định cụ thể các tiêu chuẩn, điều kiện cho chăn nuôi nhỏ lẻ.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến Hiệu quả từ phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến

Chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản như gạch, cát và xi măng… chị Lê Thị Ánh ở xóm La Đuốc, xã Tân Kim (Phú Bình - Thái Nguyên) đã sáng tạo ra phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến giúp tiết kiệm đến 60% chi phí so với sử dụng bóng đèn điện và giảm ô nhiễm môi trường so với dùng than tổ ong.

04/08/2015
Chăn nuôi gia cầm sống còn trước hội nhập Chăn nuôi gia cầm sống còn trước hội nhập

Ngày 28-7, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai phối hợp Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ tổ chức họp báo bàn về giải pháp gỡ khó cho chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn hiện nay. Dịp này, 2 bên cùng ký biên bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương… đề nghị điều tra chống bán phá giá với mặt hàng thịt gà nhập khẩu.

04/08/2015
Chi cục Phát triển nông thôn cấp bò sinh sản tại xã Gia Hòa 2 (Sóc Trăng) Chi cục Phát triển nông thôn cấp bò sinh sản tại xã Gia Hòa 2 (Sóc Trăng)

Chiều ngày 29-7, tại UBND xã Gia Hòa 2 (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng), Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức cấp bò sinh sản cho một số hộ dân trên địa bàn xã Gia Hòa 2.

04/08/2015
Lục Nam hỗ trợ nuôi gà Đông Tảo Lục Nam hỗ trợ nuôi gà Đông Tảo

Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm cho 10 hộ dân thuộc các xã Tam Dị, Chu Điện, Phương Sơn với tổng kinh phí 90 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

04/08/2015
Người chăn nuôi vẫn bị ăn trên lưng Người chăn nuôi vẫn bị ăn trên lưng

Trong chăn nuôi, khâu tiêu thụ đóng vai trò lớn đối với lợi nhuận mang lại cho nông dân. Tuy nhiên, đặc thù lĩnh vực này ở nước ta là hầu hết có quy mô nhỏ lẻ, manh mún dẫn tới chi phí giao dịch cao. Người nông dân chỉ được hưởng lợi nhuận (nếu có) một phần rất nhỏ...

04/08/2015