Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Màu Gia Bình Tiêu Điều Sau Bão

Đồng Màu Gia Bình Tiêu Điều Sau Bão
Publish date: Saturday. September 20th, 2014

Những ruộng mía, vườn chuối trăm triệu là nguồn thu nhập trông đợi cả năm trời bỗng chốc đổ rạp cùng với nỗi lo đè nặng lên vai người nông dân Gia Bình (Bắc Ninh) sau cơn bão số 3. Thiệt hại bão gây ra cho sản xuất nông nghiệp của địa phương này là không nhỏ và những biện pháp khắc phục, cứu vớt tài sản đang được chính quyền và người dân Gia Bình khẩn trương thực hiện.

Vội vã bó gọn những cây mía đã bật gốc, ông Nguyễn Đắc Anh thôn Ngăm Mạc, xã Lãng Ngâm ngậm ngùi: “Một năm chúng tôi mới được một vụ mía, chỉ còn hơn 1 tháng nữa đến ngày thu hoạch mà giờ phải gom mía non bán tháo, công sức từ đầu năm đến nay thế là đổ bể hết”.

Trên khắp cánh đồng thôn Ngăm Mạc, giá 1 cây mía bán vội giờ chỉ được 1.000 đồng, mỗi sào mía, người dân vớt vát được 3 triệu đồng, chưa đủ chi phí vật tư. Có những hộ, mía quá non không thể bán được thì coi như mất trắng. Theo ông Anh, nếu đúng ngày đúng vụ, thu hoạch từ 1 sào mía có thể đạt 8 triệu đồng, trừ chi phí vẫn lãi 1 nửa. Được biết, vùng trồng mía truyền thống gần 20 ha là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình ở Ngăm Mạc.

Trận bão vừa qua đã làm tới 90% diện tích mía đã bị gãy, đổ, trong đó đổ rạp, bật gốc 70%, ước tính thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Trực tiếp chỉ đạo nông dân khắc phục thiệt hại ngay sau khi bão tan, ông Nguyễn Đắc Sơn, Chủ nhiệm HTX Ngăm Mạc cho biết: “Năm nào chúng tôi cũng trải qua vài trận bão nhưng chưa khi nào thiệt hại nặng như năm nay.

Bởi những năm trước, hầu hết gió bão đến khi mía đã giáp ngày thu hoạch nên giá bán không bị ép xuống thấp, nhiều hộ thậm chí đã thu hoạch xong. Bây giờ, với những cây mía mới đổ ngả, chúng tôi đã buộc chéo với nhau để chờ thêm thời gian cho được giá, còn phần nhiều các hộ phải gọi thương lái vào bán non, chấp nhận chịu lỗ”.

Cùng là một khung cảnh hoang tàn, nhưng dường như những khu vườn với la liệt buồng chuối sai quả đổ gục lại khiến người nông dân hoang mang hơn. Bởi giờ đây, chuối non không bán được, thân cây đổ cũng không thể tận dụng vào việc gì nên các hộ phải chặt bỏ toàn bộ. Người trồng chuối hầu như không còn biện pháp khắc phục thiệt hại nào để vớt vát được phần vốn đầu tư.

Năm ngoái gia đình ông Trần Văn Chuyển, thôn Hữu Ái xã Giang Sơn vay được của ngân hàng hơn 200 triệu để trồng hơn 4000 cây chuối tiêu hồng. Mặc dù nghe tin có bão, gia đình ông đã tập trung chằng chéo, gia cố thân cây, nhưng với sức gió giật cấp 7, chỉ sau 1 đêm, hơn 1.000 cây chuối của gia đình bị quật ngã, chủ yếu là chuối đã ra buồng chuẩn bị bán dịp Tết.

Theo ông dự tính thiệt hại lên tới cả trăm triệu đồng. “Thiên tai thật khó lường và tôi cũng biết làm nông nghiệp luôn phải chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, thiệt hại lần này quá lớn nên chúng tôi chỉ mong được hỗ trợ phần nào về cây giống hoặc lãi suất vay ngân hàng để gượng qua được khó khăn này” – ông Chuyển bày tỏ.

Theo ông Bùi Thế Sẫm – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Bình, cơn bão số 3 với sức gió mạnh khiến hơn 480 ha lúa mùa và một số diện tích cây màu thân mềm ngoài bãi bị đổ, cụ thể là 20.000 gốc chuối các loại, 10,5ha diện tích mía, 45 ha ngô và 11.000 cây đu đủ, tập trung chủ yếu ở các xã Cao Đức, Song Giang, Giang Sơn, Đại Lai, Lãng Ngâm, Thái Bảo....

Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp huyện và chính quyền địa phương đã khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tập trung khắc phục hậu quả sau bão.

Trước mắt, trên các đất chuyên màu, nông dân sớm giải phóng đất để trồng cây rau ngắn ngày hoặc lựa chọn trồng cây vụ đông sớm, phù hợp. Ngành cũng chuẩn bị sẵn một số giống chuối, ngô,.. và vật tư để giúp nông dân có thể tái sản xuất. Hiện các ngành chức năng vẫn tiếp tục cùng địa phương tổ chức thăm đồng, đánh giá mức độ ảnh hưởng cụ thể của cơn bão trên lúa và hoa màu để xem xét đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Tuy nhiên, ông Sẫm cũng nhấn mạnh, đây mới là cơn bão số 3 trong năm nay nên nguy cơ bão xảy ra và ảnh hưởng tới địa bàn vẫn rất cao, các hộ dân cần tăng cường biện pháp chủ động phòng chống, bảo vệ tài sản, hoa màu, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai.


Related news

Xây Dựng Thương Hiệu Xây Dựng Thương Hiệu "Nấm Lạng Giang"

Hiện, huyện Lạng Giang đã thành lập Hội Sản xuất và tiêu thụ nấm với gần 300 hội viên tham gia, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn tấn nấm thương phẩm, gồm các loại chủ yếu là nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ... đem lại doanh thu vài trăm triệu đồng cho mỗi hộ sản xuất.

Monday. December 15th, 2014
Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Mạnh Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Mạnh

Sản lượng tôm nuôi của tỉnh tăng mạnh là do năm nay tình hình thời tiết tương đối ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, giá thương phẩm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng luôn ở mức cao nên người dân mạnh dạn đầu tư thả nuôi.

Monday. December 15th, 2014
Su Su Tam Đảo Ổn Định Đầu Ra Su Su Tam Đảo Ổn Định Đầu Ra

Từ đây, su su được chuyển bằng ô tô đông lạnh lên Lào Cai, xuất qua Trung Quốc. Một ngày, gia đình ông Bảo xuất từ 5 – 6 tấn su su rau qua bên kia cửa khẩu. Tại thị trường trong nước, mỗi ngày, ông Bảo chuyển từ 1,5 – 2 tấn su su cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.

Monday. December 15th, 2014
Nông Dân Lo Nạn Phân Bón Giả Tràn Lan Nông Dân Lo Nạn Phân Bón Giả Tràn Lan

Ngày 10/12 vừa qua, tại hội thảo “Tăng năng suất sản xuất nông nghiệp: Sử dụng phân bón và hóa chất”, do Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT và UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức, đa số nông dân kiến nghị các cơ quan chức năng quản lý tăng cường các biện pháp kiểm tra nạn mua bán phân bón giả, kém chất lượng tràn lan. Trong khi chi phí phân bón chiếm 30-50% giá thành nông phẩm nông dân làm ra.

Monday. December 15th, 2014
Xuất Khẩu Điều 2015 Sẽ Vượt Mốc 2 Tỷ USD Xuất Khẩu Điều 2015 Sẽ Vượt Mốc 2 Tỷ USD

So với cùng kỳ năm ngoái, XK nhân điều trong 11 tháng qua đã tăng 18,2% về lượng và 22,6% về giá trị. Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của nhân điều Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm nay, Mỹ chiếm 32,79% giá trị điều XK của Việt Nam, tiếp đó là Trung Quốc 15,02%, Hà Lan 11,17%...

Monday. December 15th, 2014