Quảng Nam Được Mùa Hải Sản

Sáu tháng đầu năm 2014, sản lượng hải sản ngư dân tỉnh Quảng Nam đánh bắt được tăng so với cùng kỳ, trong đó nghề đánh bắt xa bờ cho sản lượng cao đã giúp ngư dân có thêm nguồn lực đầu tư bám biển.
Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt hơn 41.000 tấn (đạt gần 70% kế hoạch năm), tăng 17% so với cùng kỳ. Nếu như trong quý I, thời tiết không thuận lợi khiến thời gian bám biển của ngư dân không được nhiều thì bước sang quý II - vụ sản xuất chính, sản lượng khai thác hải sản đạt cao.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ được triển khai rộng khắp, kịp thời động viên ngư dân tích cực ra khơi bám biển, đem lại thành công trong mỗi chuyến biển.
Ngành thủy sản đang tăng cường hướng dẫn, tổ chức để ngư dân tham gia mô hình tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển nhằm trợ giúp nhau trong quá trình sản xuất. Đến nay, tổng số tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển của tỉnh là 126 với sự tham gia của 896 tàu cá.
Từ cuối năm 2013 đến nay, ngư dân đánh bắt xa bờ của tỉnh đã được hỗ trợ nhiên liệu với số tiền gần 15 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Nam cũng đã hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, giúp ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá sản xuất trên các vùng biển xa với số tiền 379 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Gà J-DABACO có tỷ lệ sống đạt cao, khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp...

Nuôi bò sữa là một trong những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, hứa hẹn sẽ nâng cao thu nhập cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Liên Sơn nói riêng và toàn huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nói chung. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, những năm gần đây, các tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn đã ra đời, thu hút ngày càng nhiều hộ nông dân tham gia.

Tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp chăn nuôi mới đây, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cao Đức Phát đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn giúp doanh nghiệp ngành chăn nuôi trụ vững và phát triển khi Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định tự do thương mại ASEAN, FTA, TPP…

Chú trọng đến công tác quy hoạch là một giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam theo định hướng bền vững.

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao trong điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi cho nghề trồng rong sụn đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.