Đồng Bằng Sông Cửu Long Trồng Thêm 10.000 Ha Cây Ăn Quả Chất Lượng Cao

Mỗi tỉnh chọn từ 1-3 loại trong những loại cây ăn quả nêu trên để trồng tại địa phương Theo BCĐ Tây Nam Bộ, các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và TP Cần Thơ đang triển khai kế hoạch trồng thêm 10.000ha cây ăn quả chất lượng cao, nâng tổng diện tích các loại trái cây đặc sản lên 80.000ha vào cuối năm nay.
Các loại hoa quả sẽ được trồng thêm gồm bưởi Năm Roi, bưởi da xanh; cam sành; xoài cát Hòa Lộc; sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, Ri 6; măng cụt; thanh long và vú sữa Lò Rèn.
Mỗi tỉnh chọn từ 1-3 loại trong những loại cây ăn quả nêu trên để trồng tại địa phương mình. Hiện có hàng trăm cơ sở tư nhân tại Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ đã tham gia sản xuất cây giống đạt chuẩn sạch bệnh, khắc phục tình trạng thiếu giống tốt diễn ra trong thời gian dài tại vùng ĐBSCL.
Nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún làm cho trái cây thu hoạch không đồng loạt, không đồng nhất, chi phí sản xuất cao, các tỉnh trên đã vận động nông dân liên kết sản xuất theo từng nhóm, tổ, hợp tác xã.
Bước đầu tại Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang đã có hàng trăm hộ hợp tác sản xuất bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, cam sành. Hiện có hàng ngàn nông dân trong vùng quy hoạch được tập huấn chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi. Từng bước, nông dân được hướng dẫn sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường quốc tế.
ĐBSCL hiện có trên 60.000ha bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, cam sành, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, sầu riêng Ri 6, măng cụt, thanh long và vú sữa Lò Rèn, với tổng sản lượng khoảng 360.000 tấn trái mỗi năm, nhưng chất lượng chưa đồng đều.
Có thể bạn quan tâm

Cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Do đó, từ những hộ dân trồng manh mún ban đầu, đến nay, xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã có khoảng 60 hộ trồng bưởi Diễn với tổng diện tích trên 30 ha.

Thăm vườn đu đủ Long An ruột vàng của gia đình nông dân Dương Trường Sơn (39 tuổi), ở thôn 4, xã Tân Phúc (Hàm Tân - Bình Thuận), chúng tôi ghi nhận cách làm mới anh đang áp dụng trên vùng đất còn nhiều khó khăn. Để có vườn đu đủ xanh tốt, cho trái nhiều như hiện nay, anh Sơn trải qua bao vất vả khổ cực.

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như sở thích của khách hàng, nên từ sản xuất mai vàng, cơ sở của anh Hồ Thanh Tòng ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) chuyển sang trồng các loại kiểng trái.

Ngày 30/12, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua quyết định cấp bổ sung hơn 300 triệu đồng cho huyện Duy Xuyên, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2014, để thực hiện chi hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Trong năm qua, huyện Duy Xuyên tiêu hủy hơn 14.000 con vịt bị nhiễm cúm gia cầm.

Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.