Xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao 3.170 ha

Để thực hiện tốt chương trình sản xuất lúa chất lượng cao, huyện Tánh Linh đã chi ngân sách hỗ trợ giá lúa giống xác nhận cho các hộ dân trên 1.962,7 triệu đồng và các ngành chức năng huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từng hộ dân.
Huyện còn thành lập 3 hợp tác xã, 2 tổ sản xuất lúa giống chất lượng cao và mời gọi 2 doanh nghiệp thực hiện mô hình “liên kết 4 nhà” sản xuất lúa chất lượng cao, tiêu thụ tốt sản phẩm. Đơn cử Công ty TNHH SX TM Đại Nhật Phát đã liên kết với nông dân các xã Đức Phú, Nghị Đức, Bắc Ruộng, Huy Khiêm, Đồng Kho sản xuất 1.046 ha lúa chất lượng cao, doanh nghiệp Sáu Song liên kết các hộ dân xã Đức Tân sản xuất 200 ha lúa chất lượng cao.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 18/3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tiếp tục họp giao ban công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên cả nước.

Gia đình bà Phạm Thị Thu Cúc, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang đưa ra thị trường loại cà chua có kích cỡ “khủng” chưa từng có từ trước tới nay tại Đà Lạt.

Biến một khúc sông của vùng chiêm trũng thôn Đổng Lâm, xã Quỳnh Phú, Gia Bình, Bắc Ninh thành trang trại nuôi cá, lợn với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, ông Nguyễn Xuân Thu là minh chứng cho hướng đi đúng của mình.

Việc áp dụng rộng rãi thực hành nông nghiệp tốt GAP trong sản xuất trồng trọt được xác định là một giải pháp chủ yếu quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành trồng trọt.

Cuối tháng 3 đáng lẽ là thời điểm những đồng dưa hấu vào vụ thu hoạch nhộn nhịp kèm theo nụ cười rạng rỡ của người nông dân. Tuy nhiên, tháng 3 năm nay lại mang về cho người trồng dưa ở bãi giữa sông Trà nỗi lo thất bát vì dưa bị bệnh và ế ẩm.