Thành lập Liên hiệp hợp tác xã thanh long Bình Thuận
Số lượng thành viên tham gia vào liên hiệp HTX gồm 22 người, bao gồm các tổ hợp tác, HTX... có liên quan đến hoạt động sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn hoạt động ban đầu của liên hiệp HTX là 3 tỷ đồng, hoạt động các dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào; giải quyết đầu ra cho sản phẩm trái thanh long của thành viên; tín dụng; chuyển giao khoa học công nghệ...
Đây là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do các thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu hoạt động của liên hiệp HTX nhằm góp phần phát triển sản xuất và tiêu thụ trái thanh long theo tiêu chuẩn sạch, tạo sản phẩm an toàn và mang tính hàng hóa phục vụ cho các thị trường trong và ngoài nước.
Hội nghị đã bầu Hội đồng quản trị liên hiệp HTX gồm 9 người, trong đó ông Võ Duy Triều (HTX Hàm Thạnh) được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp HTX nhiệm kỳ 2016 - 2018. Giai đoạn đầu, trụ sở làm việc của liên hiệp được đặt tại số 25 đường Nguyễn Du - TP. Phan Thiết.
Có thể bạn quan tâm
Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi: Toàn huyện hiện có hơn 800 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm bán công nghiệp với hơn 1.000 ha. Tập trung ở các xã Tạ An Khương, Tân Đức, Nguyễn Huân, Quách Phẩm Bắc, Tân Duyệt và thị trấn Đầm Dơi, năng suất bình quân đạt 5 tấn – 6 tấn/ha/vụ nuôi.
Hiện Hàn Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại trái cây, như: chôm chôm, măng cụt, mít, chuối… với sản lượng ngày càng lớn. Cụ thể, năm 2013 Hàn Quốc nhập khẩu từ các nước 6 ngàn tấn xoài; dự kiến năm 2014 sẽ tăng lên 10 ngàn tấn và mức tăng trung bình về sản lượng nhập khẩu loại trái cây này là 50%/năm.
Công ty sữa Vinamilk vừa ra thông báo sẽ không thu mua lượng sữa vượt quá so với sản lượng sữa tối đa được quy định tại hợp đồng hoặc sản lượng sữa tối đa khác đã được vinamilk chấp thuận lần gần nhất bằng văn bản. Vinamilk sẽ tiến hành kiểm tra và rà soát lại toàn bộ hộ dân ký hợp đồng với doanh nghiệp, khi phát hiện bất kỳ hộ nào nhận sữa gửi của các đơn vị/hộ dân khác, nhà máy sẽ dừng thu mua và thông báo chấm dứt hợp đồng với hộ dân đã nhận giao sữa giúp này.
Trong thời gian 2 tháng, các học viên sẽ được truyền đạt các nội dung về công tác giống, chuồng trại, thức ăn và dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo, vệ sinh phòng dịch và quản lý sản xuất trong trại heo, dược lý thú y, tham quan mô hình chăn nuôi trên địa bàn... Qua đó giúp hội viên nâng cao kiến thức, áp dụng vào chăn nuôi hiệu quả hơn.
Xây dựng thủy lợi nhỏ (kênh mương nội đồng) là một tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đối với Bình Thuận, một tỉnh khô hạn thì đó là tiêu chí càng khó thực hiện hơn, bởi lẽ, số lượng kênh nội đồng cần kiên cố hóa rất lớn nhưng thực lực kinh phí đầu tư cho chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.