Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác

Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.
Nhận thấy cuộc sống vất vả quanh năm mà thu nhập chẳng được bao nhiêu so với công sức bỏ ra, sau khi học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của các hộ gia đình khác trong xã, anh Y Hô xác định muốn tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống thì cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năm 1995 anh mạnh dạn chuyển sang trồng cây cà phê.
Tuy nhiên, những năm đầu năng suất cà phê của gia đình anh thấp hơn rất nhiều so với các hộ dân trên địa bàn, nếu như các hộ gia đình khác đạt từ 3-4 tấn/ha thì vườn cà phê của gia đình anh chỉ đạt 2-2,5 tấn/ha. Những năm đó, giá cả thị trường lại lên xuống bấp bênh nên cuộc sống gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn.
Không nản chí trước khó khăn, anh Y Hô đã tích cực tìm đến bạn bè và các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương để học hỏi kinh nghiệm.
Nguyên nhân vườn cà phê của gia đình anh kém hiệu quả là do nguồn giống chưa được bảo đảm và cây cà phê được trồng không đúng quy cách, trồng quá dày so với diện tích quy định… Với những nguyên nhân trên nếu cứ cố trồng và chăm sóc cũng không đem lại hiệu quả cao nên anh quyết định phá bỏ toàn bộ cà phê cũ để trồng mới, bằng những loại giống mới, cho năng suất cao.
Đồng thời anh cũng mạnh dạn chuyển đổi một nửa diện tích đất sang trồng cây cao su, nhằm xây dựng mô hình kinh tế bền vững, cũng như hạn chế tình trạng “được mùa mất giá” khi trồng độc canh một loại cây. Trong những năm qua, nhờ áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng, điều trị bệnh cho cây trồng nên vườn cà phê, cao su của gia đình anh phát triển xanh tốt và đang dần phát huy hiệu quả.
Đến nay, năng suất cà phê của gia đình anh đạt ổn định từ 3-3,5 tấn/ha, diện tích cây cao su cũng đã bắt đầu cho thu hoạch. Chưa bằng lòng với kết quả đạt được, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, anh Y Hô đã trồng xen tiêu trong vườn cà phê của gia đình.
Dù đến nay chỉ mới có 200/800 trụ tiêu bắt đầu cho thu hoạch nhưng cũng giúp cho gia đình anh có thêm được nguồn thu nhập khá. Với 200 trụ tiêu, năm vừa rồi gia đình anh thu bói được hơn 5 tạ tiêu, thu nhập hàng chục triệu đồng. Hiện tổng mức thu nhập của gia đình anh sau khi đã trừ hết chi phí đầu tư đạt khoảng 200 triệu đồng…
Related news

Vụ tiêu năm nay bị ảnh hưởng nắng hạn kéo dài, khiến cây tiêu dễ bị bệnh. Thế nhưng, nhờ áp dụng bón phân qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt và phòng chống bệnh kịp thời nên cây tiêu phát triển tốt, sản lượng đạt cao, một số người trồng tiêu ở huyện Tây Hòa thu về tiền tỉ.

Niên vụ 2013/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 1,32 triệu tấn cà phê, kim ngạch 2,75 tỷ USD. Tuy nhiên, cây cà phê Tây nguyên đang đối mặt với những khó khăn do diện tích cà phê già cỗi khá lớn, đòi hỏi phải sớm tái canh để duy trì sản lượng và chất lượng.

Xã Bình Nam là địa phương có diện tích trồng cây đậu phộng lớn nhất huyện Thăng Bình với diện tích ổn định 180ha. Tận dụng được lợi thế đó, đầu năm 2014 địa phương đã quy hoạch cánh đồng mẫu trồng cây đậu phộng với diện tích 45ha tại thôn Đông Tác.

Trong đó, cá tra có diện tích nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 6.200 ha với sản lượng 598 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu hoạch.

Những năm gần đây, tại những vùng đất gò đồi cao, đất ruộng thiếu nước, do trồng lúa xuân hè kém hiệu quả nên nhiều hộ nông dân trên địa bàn TP.Tam Kỳ đã thay thế trồng cây mè. Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn được sự phát triển của một số dịch bệnh trên cây lúa cũng như hạn chế được việc bỏ đất hoang do thiếu nước vào mùa khô.