Giá Atisô Đà Lạt Giảm Đáng Kể
Ngày 12/2, giá atisô tại chợ Đà Lạt loại hoa tươi chỉ còn 30.000 đồng/kg; trong khi, cách nay hơn nửa năm, giá này là 300.000 đồng; có lúc, giá này tăng lên đến 350.000 đồng (khoảng tháng 8/2014) - tăng gấp 7 lần so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong gần nửa năm gần đây, giá atisô Đà Lạt giảm dần khiến nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt bỏ vườn atisô có khả năng tái diễn như cách nay hơn hai năm.
Vào thời điểm hơn hai năm trước, giá bông atisô Đà Lạt chỉ còn dưới 20.000 đồng/kg bông tươi; giá rễ atisô khô chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg. Đây là thời điểm được xem là giá atisô Đà Lạt “chạm đáy”.
Sau thời gian thoái trào khiến nhiều nhà vườn Đà Lạt nhổ bỏ atisô, đến đầu năm 2014, sản phẩm của loại cây trồng này bắt đầu tăng lên và đạt kỷ lục (350.000 đồng/kg bông tươi) vào khoảng giữa năm 2014. Bởi vậy, bắt đầu từ giữa 2014, nhà vườn Đà Lạt đã phục hồi diện tích atisô từ 50ha trước đó lên gần 100ha hiện nay. Nhưng, trong thời điểm hiện tại, giá atisô lại sụt giảm nên có thể sẽ lặp lại hiện tượng nhà vườn phá bỏ atisô để trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Atisô được xem là cây dược liệu đặc trưng của Đà Lạt - Lâm Đồng. Bởi điều kiện tự nhiên, ở Việt Nam, cây atisô chỉ trồng được ở Đà Lạt (Lâm Đồng) với diện tích chỉ trên dưới 80ha.
Có thể bạn quan tâm
Theo thông tin thu thập được từ các ngành chức năng, tại các khu vực M176, 177, 286, 304, 305 và chợ biên giới, các tư thương Trung Quốc tập trung mua mầm cây thảo quả với giá giao động khoảng 14 NDT/kg (tăng gấp 3 lần so với thời gian trước).
Những ngày đầu năm, nhờ vào thời tiết “mưa thuận, gió hòa” nên ngư dân các phường Quỳnh Dị, Quỳnh Phương của thị xã Hoàng Mai ra khơi trúng đậm, đặc biệt là bội thu cá trỏng.
Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa phát huy tốt tiềm năng, năng suất, chất lượng các loại cây trồng vật nuôi còn khá thấp so với bình quân chung cả nước. Công tác tổ chức sản xuất liên doanh, liên kết hiệu quả chưa cao, quản lý sử dụng đất đai còn bất cập…
Kee Song Brothers Poultry của Singapore đã trở thành công ty đầu tiên ở Đông Nam Á có thể nuôi gà quy mô lớn mà không cần dùng kháng sinh.
Nơi ấy gần cửa biển vốn là vùng bãi bồi hoang dại, cỏ mọc um tùm chỉ có những loài sú, vẹt tồn tại nhưng có một người đã biến vùng hoang vu ấy thành “kho vàng”, anh trở thành tỷ phú từ nghề nuôi ngao biển và cung ứng ngao giống, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân vùng “chân sóng”. Đó là anh Thái Bá Khang ở Sơn Hải - Quỳnh Lưu.