Độc Đáo Xoài Tứ Quý Vỏ Vàng

Vỏ xoài tứ quý khi còn sống vốn màu xanh nhưng sau thời gian bao trái vỏ sẽ “biến” hoàn toàn thành vàng.
Những trái xoài độc đáo này vừa được ông Trần Văn Trung- Tổ trưởng Tổ hợp tác Sản xuất xoài tứ quý vàng Thuận Thành (ấp Phú Mỹ, xã Tân Phú, Tam Bình, Vĩnh Long) “trình làng” tại hội thảo “Liên kết tìm đầu ra cho nông sản chủ lực tỉnh Vĩnh Long” do Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long tổ chức.
Ông Trần Văn Trung cho biết, cách nay hơn 1 năm trong một lần sang các tỉnh Tiền Giang ông đã học được cách bao trái độc đáo này, sau đó áp dụng khá thành công trên 20 công trồng xoài tứ quý vườn nhà.
Theo ông, loại bao này có xuất xứ từ Đài Loan, giá khoảng 1.500- 2.000 đ/bao, được bán nhiều tại một số tỉnh chuyên canh xoài ở Tiền Giang và Đồng Tháp. Thời điểm bao trái hiệu quả khi xoài ra trái khoảng 1 tháng rưỡi. Trước khi bao cần phun thuốc phòng trị các bệnh như thán thư, côn trùng,… sau đó chăm sóc bình thường.
Từ khi bao trái đến nay, nhờ màu sắc bắt mắt, giá trị xoài vườn nhà ông và tổ viên nâng lên rõ rệt. Tổ hợp tác Sản xuất xoài tứ quý vàng Thuận Thành có 16 hộ tham gia, khoảng 10ha, vào vụ mỗi ngày cung ứng 1- 2 tấn xoài vỏ vàng cho các siêu thị, chợ đầu mối, giá gấp 2 lần so giá thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trình diễn canh tác 17,5ha đậu tương vụ đông xuân trên đất lúa một vụ tại các bản Háng Trợ A, B, C (xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông) do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) huyện cùng 51 hộ dân trên địa bàn thực hiện đạt kết quả ngoài mong đợi. Mô hình mở ra hướng sản xuất mới, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực...
Hiện nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa kéo dài nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh sinh trưởng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cây lúa... Để hạn chế sâu bệnh hại lúa, huyện Mường Chà đã chỉ đạo phòng, ban chuyện môn, các xã, thị trấn hướng dẫn bà con cách phòng trừ sâu bệnh, thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắcca”.
Nhiều năm gần đây, phong trào nuôi tôm tại huyện Tam Nông đang có chiều hướng đi xuống do nhiều nguyên nhân như: người dân khó khăn trong việc tìm đầu ra sản phẩm, nguồn tôm giống chất lượng cũng gặp nhiều trở ngại...

Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi cá vẩu được nhiều người dân ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chọn lựa nuôi và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.