Xuất khẩu phân bón giảm tháng thứ hai liên tiếp
Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải Quan Việt Nam cho biết, tháng 8/2015, cả nước đã xuất khẩu 57,7 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 21,5 triệu USD, giảm 22,7% về lượng và giảm 24,7% về trị giá so với tháng 7 - đây là tháng thứ hai giảm liên tiếp.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2015, cả nước đã xuất khẩu 578 nghìn tấn, trị giá 208,2 triệu USD, giảm 25,37% về lượng và giảm 24,12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Mặt hàng phân bón của Việt Nam có mặt trên 8 quốc gia trên thế giới, trong đó Campuchia là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 32,7% tổng lượng xuất khẩu, với 189,2 nghìn tấn, trị giá 72,5 triệu USD, giảm 38,8% về lượng và giảm 38,89% về trị giá.
Nhìn chung, 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón đều giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó xuất khẩu sang thị trường Thái Lan là giảm mạnh nhất, giảm 64,57% về lượng và giảm 67,7% về trị giá so với 8 tháng 2014, với 15,2 nghìn tấn, trị giá 4,6 triệu USD.
Thị trường giảm mạnh đứng thứ hai là Đài Loan, giảm 53,81% về lượng và giảm 64,04% về trị giá, tương đương với 2,6 nghìn tấn, trị giá 672,9 nghìn USD.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan về thị trường xuất khẩu phân bón 8 tháng 2015.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.
Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.
Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chuyển đổi từ nuôi heo, gà sang nuôi các loại đặc sản như heo rừng, rắn, chim trĩ, cá sấu… Đây là các loại vật nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, lãi cao.
Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.
Sáng ngày 16/8, Hội nghị Hợp tác 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân) về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhãn chín muộn giá trị cao năm 2013 được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.