Độc đáo xây nò dụ cá vào rọ

Kết hợp kinh nghiệm di dân khẩn hoang trong vùng sông rạch chằng chịt, bà con vùng sông nước Cà Mau đã sáng tạo ra nhiều cách để bắt cá như giăng lưới, đặt gió, đặt đó, đặt lú, đặt lợp…, nhưng với tính sáng tạo và sự thông minh, ông cha ta đã nghĩ ra cách xây nò dụ cá vào rọ để dành, trong rọ lúc nào cũng từ 5 – 20 ký cá đồng đủ ăn, đãi bạn bè.
Nò dụ bắt cá ở U Minh, Cà Mau.
Nắm quy luật sinh tồn của các loại cá đồng, từ tháng 9 đến tháng 2, khi gió chướng thổi về là từng đàn cá đồng thi nhau tìm về ao đìa cũ, lúc này bà con xây “nò” dưới lòng kinh để bắt cá.
Miệng nò mở rộng hứng trọn cá xuống thường chiếm 2/5 con kinh, phần còn lại dành cho ghe, xuồng qua lại.
Chiều dài toàn bộ thân nò tùy theo gia chủ, có khi dài chỉ 15m, nhưng có khi dài tới vài trăm mét.
Bên trong nò là những miếng lưới quanh co kết cấu với nhau theo chiều của dòng chảy.
Cấu tạo một giàn nò gồm 3 phần chính: Từ thân nò đến rọ, vùng bùng binh đầu tiên có miệng rộng nhất gọi là “bầu thả”; bùng binh thứ hai gọi là “bầu khép”; bùng binh thứ ba gọi là “bầu rút”, tức là cái rọ, nơi cá đã cùng đường.
Khi đã vào rọ thì cá chỉ chờ chủ nò đến xúc lên vì rọ thường làm hom bằng tre già, đóng như một cái lồng kiên cố cá không thể thoát ra được.
Nói về mẹo xây nò dụ cá, những người già cố cựu ở U Minh cho biết, làm một miệng nò để cá tôm chạy vào đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, có khi phải rước “thầy nò” hướng dẫn vì có bí quyết riêng.
Thầy nò bao giờ cũng để tóc dài, khi thầy lặn mái tóc xoã ra, những sợi tóc luôn luôn chảy theo dòng nước.
Loài cá đồng có đặc tính là lội sát đáy nước và thả xuôi dòng, vì vậy việc cải tạo mặt nò ở đáy sông rất quan trọng.
Cho nên chủ nò muốn thu hoạch cá tôm nhiều phải nhờ thầy nò.
Ở nông thôn, nhà nào xây được cái nò, xem như nhà đó không cực ăn mà đôi lúc còn biếu bà con để tỏ lòng thơm thảo.
Ngày trước, mỗi lần vớt cá trong nò có khi năm, bảy trăm ký.
Ngày nay chuyện xây nò dụ cá dưới sông dần dần trở thành mai một vì phải trả lại sự thông thoáng cho tàu bè giao thương qua lại.
Có thể bạn quan tâm

Dự báo thời tiết trong những ngày tới tại khu vực miền Trung sẽ là nắng ráo, thuận lợi cho nông dân thu hoạch vụ lúa hè thu đang mùa chín rộ.

Góp sức làm nên cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công, không thể không kể đến các địa danh đỏ - là nơi nuôi giấu cán bộ, là nơi tập hợp những cán bộ, chiến sĩ ưu tú. Trước đã anh dũng, kiên cường, còn nay các địa chỉ đỏ vẫn sáng ngời trên con đường phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.

Trong khi tình trạng khoai tây Trung Quốc được nhập về Đà Lạt và trộn thêm đất đỏ để “đội lốt” khoai tây Đà Lạt ngày càng tràn lan thì mới đây, Lâm Đồng đã xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại” và yêu cầu điều tra để làm rõ.

Chiều 5/9/2015, Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cùng tổ chức tổng kết 5 năm triển khai thực hiện các văn bản thỏa thuận liên ngành; triển khai Nghị định 55/2015/NĐ- CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn tới dự.

Sau 5 năm thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả trên lĩnh vực tam nông cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở miền núi.