Độc đáo xây nò dụ cá vào rọ
Kết hợp kinh nghiệm di dân khẩn hoang trong vùng sông rạch chằng chịt, bà con vùng sông nước Cà Mau đã sáng tạo ra nhiều cách để bắt cá như giăng lưới, đặt gió, đặt đó, đặt lú, đặt lợp…, nhưng với tính sáng tạo và sự thông minh, ông cha ta đã nghĩ ra cách xây nò dụ cá vào rọ để dành, trong rọ lúc nào cũng từ 5 – 20 ký cá đồng đủ ăn, đãi bạn bè.
Nò dụ bắt cá ở U Minh, Cà Mau.
Nắm quy luật sinh tồn của các loại cá đồng, từ tháng 9 đến tháng 2, khi gió chướng thổi về là từng đàn cá đồng thi nhau tìm về ao đìa cũ, lúc này bà con xây “nò” dưới lòng kinh để bắt cá.
Miệng nò mở rộng hứng trọn cá xuống thường chiếm 2/5 con kinh, phần còn lại dành cho ghe, xuồng qua lại.
Chiều dài toàn bộ thân nò tùy theo gia chủ, có khi dài chỉ 15m, nhưng có khi dài tới vài trăm mét.
Bên trong nò là những miếng lưới quanh co kết cấu với nhau theo chiều của dòng chảy.
Cấu tạo một giàn nò gồm 3 phần chính: Từ thân nò đến rọ, vùng bùng binh đầu tiên có miệng rộng nhất gọi là “bầu thả”; bùng binh thứ hai gọi là “bầu khép”; bùng binh thứ ba gọi là “bầu rút”, tức là cái rọ, nơi cá đã cùng đường.
Khi đã vào rọ thì cá chỉ chờ chủ nò đến xúc lên vì rọ thường làm hom bằng tre già, đóng như một cái lồng kiên cố cá không thể thoát ra được.
Nói về mẹo xây nò dụ cá, những người già cố cựu ở U Minh cho biết, làm một miệng nò để cá tôm chạy vào đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, có khi phải rước “thầy nò” hướng dẫn vì có bí quyết riêng.
Thầy nò bao giờ cũng để tóc dài, khi thầy lặn mái tóc xoã ra, những sợi tóc luôn luôn chảy theo dòng nước.
Loài cá đồng có đặc tính là lội sát đáy nước và thả xuôi dòng, vì vậy việc cải tạo mặt nò ở đáy sông rất quan trọng.
Cho nên chủ nò muốn thu hoạch cá tôm nhiều phải nhờ thầy nò.
Ở nông thôn, nhà nào xây được cái nò, xem như nhà đó không cực ăn mà đôi lúc còn biếu bà con để tỏ lòng thơm thảo.
Ngày trước, mỗi lần vớt cá trong nò có khi năm, bảy trăm ký.
Ngày nay chuyện xây nò dụ cá dưới sông dần dần trở thành mai một vì phải trả lại sự thông thoáng cho tàu bè giao thương qua lại.
Related news
Những năm gần đây, hồ tiêu là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Giá hồ tiêu luôn ở mức cao khiến nhiều hộ đua nhau mở thêm diện tích. Người chặt bỏ vườn cà phê, người tìm mọi cách phá rừng để lấy đất trồng hồ tiêu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo song người dân không mấy để tâm. “Cơn sốt” này được dự báo là sẽ đi kèm với nhiều rủi ro khó lường.
Giá nấm rơm tươi được thương lái thu mua tại chỗ là 24.000 đồng/kg và luộc là 40.000 đồng/kg, đã thu hút khá nhiều nông dân tham gia chất nấm sau khi thu hoạch lúa Hè thu. Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được xem là nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm trong tỉnh và những hộ này đã thu được lợi nhuận khá cao.
Trong đó, chủ yếu là su su 1.500 tấn, bắp cải 700 tấn và sản lượng đậu, đỗ, một số loại rau địa phương như cải xoong, khởi tử, cải địa phương...
Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.
Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.