Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Độc Đáo Trái Cây Ngày Tết

Độc Đáo Trái Cây Ngày Tết
Ngày đăng: 11/12/2011

Cứ mỗi năm nhà vườn ở ĐBSCL lại nghĩ ra một sản phẩm trái cây mới lạ để phục vụ thị trường Tết. Từ bưởi hồ lô, đến dưa hấu vuông, dưa hấu thỏi vàng và Tết năm nay có thêm dưa hấu hồ lô “Tài Lộc” chữ nổi.

Năm nay, CLB SX bưởi hồ lô nhà vườn Phú Hữu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) không chỉ có bưởi hồ lô mà còn thêm giống dưa hồ lô độc đáo. Theo ông Võ Trung Thành, chủ nhiệm CLB nhà vườn Phú Hữu, sau 4 lần trồng thử nghiệm thành công, Tết năm nay CLB sẽ tung ra thị trường 1.000 trái dưa hấu hoàng kim hồ lô. Cùng với dưa hồ lô, tết Nhâm Thìn sẽ được cung ứng 7.000-8.000 trái bưởi hồ lô với giá loại đặc biệt 700.000 đồng/cặp, loại nhất giá 500.000 đồng/cặp, loại nhì giá 300.000 đồng/cặp. Một điều khác biệt đối với bưởi hồ lô năm nay là chữ trên quả bưởi là chữ nổi nên càng giá trị hơn.

Để bảo đảm dưa hấu hoàng kim hồ lô ra mắt lần đầu tiên phải là sản phẩm sạch đúng nghĩa, quy trình sản xuất được tuân thủ theo phương pháp canh tác truyền thống, không sử dụng phân bón hoá học. Theo các nhà vườn, việc không sử dụng phân bón hóa học đảm bảo thời gian lưu giữ dưa hấu hoàng kim hồ lô trên 20 ngày (tính từ ngày thu hoạch) trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Hiện một số doanh nghiệp đã đặt hàng loại dưa độc đáo này, loại trên 3 kg giá từ 3 - 3,5 triệu đồng/cặp, loại trên 2 kg đến dưới 3 kg 2,4 triệu đồng/cặp; loại 1,5 kg – 2 kg giá 1,5 triệu đồng/cặp.

Bên cạnh đó nông dân Huỳnh Ngọc Hải, ở ấp Khánh Hội B, xã Phú An, huyện Châu Thành – Hậu Giang, cũng chẳng thua kém gì so với ông Thành, Tết năm nay sẽ cho ra đời khoảng 200 cặp dưa hấu hồ lô Tiểu Hắc Long (không hạt) và dưa hồ lô vàng ít hạt bán với giá từ 3,5 - 4 triệu đồng/cặp đã có thương lái ở TP.HCM xuống tận nơi đặt hàng trước.

Để thử nghiệm giống dưa này thành công, ông Hải nhờ sự tư vấn kỹ thuật của KS Ngô Minh Long, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Hậu Giang). Ruộng dưa hấu hồ lô của ông Hải trồng thử nghiệm ban đầu là 100 dây, cách đây 1 tuần ông thu hoạch được 30 cặp dưa hấu hình dáng hồ lô rất đẹp mắt. Mặc dù giống dưa mới trồng nhưng đã thành công trên 60%, dưa hồ lô ăn ngon, ngọt và nặng từ 2,4-3 kg/trái không thua gì so với dưa trồng bình thường.

Những cặp dưa hồ lô ban đầu trồng thử nghiệm thành công của ông đã đem tặng cho bà con trong xóm và bạn thân. Hiện nay, 1,5 công đất của ông Hải đang tiếp tục xuống giống giống dưa Hắc Mỹ Nhân, Tiểu Hắc Long không hạt và dưa hồ lô vàng ít hạt tạo dáng hồ lô chính vụ để bán đúng dịp Tết.

Ông Hải cho biết: Trồng dưa để tạo hình hồ lô, kỹ thuật trồng cũng giống như trồng dưa bình thường, nhưng phải tuân thủ theo hướng GAP là giảm lượng phân thuốc hóa học mà tăng cường phân hữu cơ là chính, để tránh dưa ít nứt trái ăn ngon ngọt và cho trái bóng màu sắc đẹp. Dưa hấu trồng khoảng 55-57 ngày tuổi là cho thu hoạch. Nhưng khi dưa hấu trồng đến 40 ngày tuổi, là thời điểm tốt cho trái vào trong khuôn nhựa được tạo hình hồ lô và trong khuôn có đúc sẵn trên đó 2 chữ “Tài và Lộc” để tạo hình mới lạ bắt mắt làm tăng giá trị sản phẩm trong ngày Tết.

Ông Trần Thanh Liêm, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ), chủ nhân 200 cặp dưa hấu hình thỏi vàng cũng cho biết sẽ bán ra trong dịp Tết này. Hiện nay số dưa ông đang trồng và sắp tạo hình đã được đặt hàng toàn bộ với giá 4- 4,5 triệu đồng/cặp. Năm nay, không những tạo hình trái dưa hấu hình thỏi vàng, ông Liêm còn tạo chữ “Phước” nổi và chìm trên trái dưa hấu. Ông Liêm cũng chính là chủ nhân của loại dưa hấu vuông xuất hiện trên thị trường Tết từ năm 2006.

Ông Ngô Minh Long, Phó Trưởng phòng NN-PTNT Châu Thành, cho biết: Từ trái bưởi Năm Roi được tạo hình dáng hồ lô nhiều năm qua đã được nhiều người biết đến, tuy nhiên Tết năm nào cũng khan hàng. Năm nay Phòng NN-PTNT huyện tiếp tục chuyển giao ý tưởng và KHKT trồng dưa hồ lô cho bà con nông dân trong huyện. Trước mắt hai sản phẩm này đều đã có thương lái ở TP.HCM và miền Trung đến tận nơi ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trong những ngày Tết.Cứ mỗi năm nhà vườn ở ĐBSCL lại nghĩ ra một sản phẩm trái cây mới lạ để phục vụ thị trường Tết. Từ bưởi hồ lô, đến dưa hấu vuông, dưa hấu thỏi vàng và Tết năm nay có thêm dưa hấu hồ lô “Tài Lộc” chữ nổi.

Năm nay, CLB SX bưởi hồ lô nhà vườn Phú Hữu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) không chỉ có bưởi hồ lô mà còn thêm giống dưa hồ lô độc đáo. Theo ông Võ Trung Thành, chủ nhiệm CLB nhà vườn Phú Hữu, sau 4 lần trồng thử nghiệm thành công, Tết năm nay CLB sẽ tung ra thị trường 1.000 trái dưa hấu hoàng kim hồ lô. Cùng với dưa hồ lô, tết Nhâm Thìn sẽ được cung ứng 7.000-8.000 trái bưởi hồ lô với giá loại đặc biệt 700.000 đồng/cặp, loại nhất giá 500.000 đồng/cặp, loại nhì giá 300.000 đồng/cặp. Một điều khác biệt đối với bưởi hồ lô năm nay là chữ trên quả bưởi là chữ nổi nên càng giá trị hơn.

Để bảo đảm dưa hấu hoàng kim hồ lô ra mắt lần đầu tiên phải là sản phẩm sạch đúng nghĩa, quy trình sản xuất được tuân thủ theo phương pháp canh tác truyền thống, không sử dụng phân bón hoá học. Theo các nhà vườn, việc không sử dụng phân bón hóa học đảm bảo thời gian lưu giữ dưa hấu hoàng kim hồ lô trên 20 ngày (tính từ ngày thu hoạch) trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Hiện một số doanh nghiệp đã đặt hàng loại dưa độc đáo này, loại trên 3 kg giá từ 3 - 3,5 triệu đồng/cặp, loại trên 2 kg đến dưới 3 kg 2,4 triệu đồng/cặp; loại 1,5 kg – 2 kg giá 1,5 triệu đồng/cặp.

Bên cạnh đó nông dân Huỳnh Ngọc Hải, ở ấp Khánh Hội B, xã Phú An, huyện Châu Thành – Hậu Giang, cũng chẳng thua kém gì so với ông Thành, Tết năm nay sẽ cho ra đời khoảng 200 cặp dưa hấu hồ lô Tiểu Hắc Long (không hạt) và dưa hồ lô vàng ít hạt bán với giá từ 3,5 - 4 triệu đồng/cặp đã có thương lái ở TP.HCM xuống tận nơi đặt hàng trước.

Để thử nghiệm giống dưa này thành công, ông Hải nhờ sự tư vấn kỹ thuật của KS Ngô Minh Long, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Hậu Giang). Ruộng dưa hấu hồ lô của ông Hải trồng thử nghiệm ban đầu là 100 dây, cách đây 1 tuần ông thu hoạch được 30 cặp dưa hấu hình dáng hồ lô rất đẹp mắt. Mặc dù giống dưa mới trồng nhưng đã thành công trên 60%, dưa hồ lô ăn ngon, ngọt và nặng từ 2,4-3 kg/trái không thua gì so với dưa trồng bình thường.

Những cặp dưa hồ lô ban đầu trồng thử nghiệm thành công của ông đã đem tặng cho bà con trong xóm và bạn thân. Hiện nay, 1,5 công đất của ông Hải đang tiếp tục xuống giống giống dưa Hắc Mỹ Nhân, Tiểu Hắc Long không hạt và dưa hồ lô vàng ít hạt tạo dáng hồ lô chính vụ để bán đúng dịp Tết.

Ông Hải cho biết: Trồng dưa để tạo hình hồ lô, kỹ thuật trồng cũng giống như trồng dưa bình thường, nhưng phải tuân thủ theo hướng GAP là giảm lượng phân thuốc hóa học mà tăng cường phân hữu cơ là chính, để tránh dưa ít nứt trái ăn ngon ngọt và cho trái bóng màu sắc đẹp. Dưa hấu trồng khoảng 55-57 ngày tuổi là cho thu hoạch. Nhưng khi dưa hấu trồng đến 40 ngày tuổi, là thời điểm tốt cho trái vào trong khuôn nhựa được tạo hình hồ lô và trong khuôn có đúc sẵn trên đó 2 chữ “Tài và Lộc” để tạo hình mới lạ bắt mắt làm tăng giá trị sản phẩm trong ngày Tết.

Ông Trần Thanh Liêm, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ), chủ nhân 200 cặp dưa hấu hình thỏi vàng cũng cho biết sẽ bán ra trong dịp Tết này. Hiện nay số dưa ông đang trồng và sắp tạo hình đã được đặt hàng toàn bộ với giá 4- 4,5 triệu đồng/cặp. Năm nay, không những tạo hình trái dưa hấu hình thỏi vàng, ông Liêm còn tạo chữ “Phước” nổi và chìm trên trái dưa hấu. Ông Liêm cũng chính là chủ nhân của loại dưa hấu vuông xuất hiện trên thị trường Tết từ năm 2006.

Ông Ngô Minh Long, Phó Trưởng phòng NN-PTNT Châu Thành, cho biết: Từ trái bưởi Năm Roi được tạo hình dáng hồ lô nhiều năm qua đã được nhiều người biết đến, tuy nhiên Tết năm nào cũng khan hàng. Năm nay Phòng NN-PTNT huyện tiếp tục chuyển giao ý tưởng và KHKT trồng dưa hồ lô cho bà con nông dân trong huyện. Trước mắt hai sản phẩm này đều đã có thương lái ở TP.HCM và miền Trung đến tận nơi ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trong những ngày Tết.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Vùng Ven Biển Trà Vinh Phát Triển Nghề Nuôi Cá Chẽm Ngư Dân Vùng Ven Biển Trà Vinh Phát Triển Nghề Nuôi Cá Chẽm

Hiện nay, nhiều ngư dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đã tận dụng diện tích ao, hồ nuôi tôm sú không đạt để phát triển nghề nuôi cá chẽm. Tại huyện Duyên Hải, 3 năm trước đã có khoảng 5 hộ nuôi thử nghiệm cá chẽm bằng giống sinh sản nhân tạo. Nhận thấy có hiệu quả, bà con truyền nhau kinh nghiệm nuôi cá và từ đó phong trào nuôi cá chẽm ngày càng lan rộng trên địa bàn huyện. Đến đầu năm 2012, toàn huyện đã có trên 100 hộ nuôi, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Thạnh, Long Khánh và Long Vĩnh.

26/05/2012
9.000ha Lúa Bị Hạn Và Thiếu Nước Ở Thanh Hóa 9.000ha Lúa Bị Hạn Và Thiếu Nước Ở Thanh Hóa

Cuối tháng 4 và đầu tháng 5, những đợt nắng nóng liên tiếp kéo dài, trong nhiều ngày không mưa đã khiến cho mực nước ở các sông, suối, hồ… ở Thanh Hóa sụt giảm nghiêm trọng.

11/05/2012
Giống Lúa Nàng Xuân Và Nếp Lang Liêu Giống Lúa Nàng Xuân Và Nếp Lang Liêu

Mô hình đang được thực hiện với 50ha gieo cấy giống lúa Nàng Xuân và 1,5ha gieo cấy giống lúa nếp Lang Liêu tại 2 xã Tư Mại và Thắng Cương. Qua tham quan đầu bờ, các đại biểu đánh giá cao những ưu điểm vượt trội của 2 giống lúa này so với giống đối chứng Khang dân 18 như thời gian sinh trưởng tương đương với Khang dân, khả năng kháng bệnh khá, chống đổ tốt và hiệu quả kinh tế cao

26/07/2011
Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà

Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc - Hòa Bình) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1 - 2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

11/05/2012
Thanh Hóa: Gồng Mình Chống Hạn Thanh Hóa: Gồng Mình Chống Hạn

Do nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 12.000 ha lúa thiếu nước. Ngành NN- PTNT đang chỉ đạo các Cty thủy nông thực hiện việc bơm nước liên tục để cứu lúa.

12/05/2012