Doanh Nghiệp Chăn Nuôi FDI Đẩy Giá Trứng Tăng Cao Từng Ngày
Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, giá trứng hơn một tuần nay đang bị các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đẩy giá tăng từng ngày.
Theo đại diện Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đã tăng giá trứng từ từ bằng cách bán nhỏ giọt gà giống đẻ để thu hẹp dần nguồn cung của các trang trại.
Thời điểm trước tết, do nhu cầu thị trường tăng nhưng lượng trứng ít, doanh nghiệp FDI nhạy bén nắm được tình hình nên tăng giá và đã bị các cơ quan quản lý chấn chỉnh.
Hiện nay, các doanh nghiệp này tận dụng việc cung sụt giảm, cầu tăng nên họ có quyền tăng giá bán. Các chuyên gia trong ngành chăn nuôi nhận định, cách làm của doanh nghiệp FDI là chiêu làm “đúng luật” mà vẫn “thổi” được giá trứng lên, đưa lợi nhuận vào tay mình. Hộ chăn nuôi chỉ còn lợi nhuận rất ít.
Hiện thị trường gà giống và gà thịt công nghiệp của Việt Nam do ba doanh nghiệp C.P, Japfa, Emivest chi phối. Chỉ tính riêng khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), mỗi tháng, 3 doanh nghiệp này cung cấp khoảng 6,2 - 6,5 triệu con giống. Các doanh nghiệp nắm gần như 100% thị phần gà giống công nghiệp.
Trước đó, vào tháng 12/2012, các doanh nghiệp cũng đã tuyên bố tăng giá trứng và sau đó phải đồng thuận giảm giá trở lại do Ủy ban TP.HCM tuyên bố kiểm tra nguyên nhân tăng giá trứng của các doanh nghiệp này.
Related news
Từ vài năm nay, cây thanh hao đã trở nên quen thuộc với nông dân xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình).
Mô hình cánh đồng mía mẫu lớn được Nhà máy Đường An Khê bắt đầu triển khai tại 4 huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai vào niên vụ 2012 - 2013. Từ 320 ha thí điểm, đến nay, diện tích mía áp dụng theo mô hình đã lên đến hơn 1.000 ha và không ngừng được nhân rộng bởi hiệu quả rõ rệt mà nó mang lại.
Ngay tại Thủ đô cũng có những vùng trồng nhãn quả to, cùi dày, ngọt lại ra trái mùa. Tuy nhiên, do công tác thông tin, nhiều người dân vẫn chưa biết đến “nhãn trái mùa” hay “nhãn chín muộn” mà còn lầm tưởng là “nhãn Trung Quốc”...
Từ đầu năm đến nay, tôm hùm thương phẩm tại Khánh Hòa đã liên tục giảm giá, từ 1,7 triệu đồng/kg xuống còn 1,2 triệu đồng/kg.
Sản phẩm lốp cao su tái chế của ông Nguyễn Lương Thông (Ý Yên – Nam Định) hiện đã có mặt ở nhiều nước châu Âu, mỗi năm đem về cho gia đình ông trên 12 tỷ đồng. Danh xưng “Vua tái chế cao su” đất Nam Định cũng được hình thành từ đó.