Thả 3000 cá dìa giống xuống đầm Cầu Hai

Sáng ngày 10/9, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên Huế phối hợp cùng chính quyền xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc) tổ chức lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai.
Tại buổi lễ, 3000 con cá Dìa giống cỡ 3 đến 5 cm đã được thả xuống Khu bảo vệ thủy sản Gành Lăng và Khu bảo vệ thủy sản Núi Quện, thuộc xã Lộc Bình.
Đây là một hoạt động thường xuyên của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên, đồng thời nâng cao ý thức của người dân đối với việc khai thác thủy hải sản một cách hợp lý, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Không riêng gì nông dân ở xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, mà nhiều người trồng lúa trong tỉnh Bình Định đang sống trong tâm trạng lo lắng lúa chất đầy nhà mà bán không chạy.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái, ngày 21 tháng 4 năm 2014, trên địa bàn bản Tà Ghênh, Thào Xa Chải, Phình Ngài thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải có 39 con gia súc (01 con trâu, 20 con bò, 9 con dê và 9 con lợn) bị ốm, có triệu chứng lâm sàng của bệnh lở mồm long móng.

Được xem là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, sản lượng khai thác hải sản hàng năm của Bình Thuận đạt từ 160.000 - 180.000 tấn. Trong đó, nhiều loại hải đặc sản có giá trị xuất khẩu cao đã góp phần đem lại kim ngạch hàng chục triệu USD/năm cho địa phương và chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh…

Theo Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long, giá thành sản xuất lúa Đông Xuân 2013- 2014 bình quân ở mức 3.427đ/kg. Với giá bán lúa bình quân 5.000đ/kg, nông dân còn lời 1.573đ/kg, đạt tỷ lệ 31,45%.

Ngày 26/4, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư kết hợp với UBND xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (Cà Mau) hội thảo mô hình luân canh lúa - tôm tại ấp 6, xã Nguyễn Phích.