Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Định Hướng Chiến Lược Nuôi Tôm Nước Lợ Bền Vững Tại Việt Nam

Định Hướng Chiến Lược Nuôi Tôm Nước Lợ Bền Vững Tại Việt Nam
Ngày đăng: 07/08/2013

Ngày 6/8/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo với chủ đề “Định hướng chiến lược nuôi tôm nước lợ bền vững tại Việt Nam”. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Dũng, cùng đông đảo các nhà khoa học trong, ngoài nước và đại diện của hơn 30 tỉnh, thành phố có diện tích thả nuôi tôm nước lợ trong cả nước.

Tổng cục Thủy sản và các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành về nuôi trồng thủy sản đã khẳng định, nghề nuôi tôm nước lợ thời gian qua đã góp phần hết sức quan trọng vào việc đem lại nguồn thu nhập, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân tại các tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước. Song, nghề nuôi tôm cũng đứng trước nhiều thách thức về dịch bệnh, ô nhiễm, suy thoái về môi trường, dẫn đến dịch bệnh gia tăng, lợi nhuận của người nông dân giảm, thua lỗ…

Việc phát triển con tôm thẻ chân trắng, các nhà khoa học cũng cảnh báo nguy cơ dịch bệnh, gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường và yêu cầu phải thật sự thận trọng khi phát triển con tôm thẻ, chỉ cho phép nuôi khi làm tốt công tác quản lý, tổ chức lại sản xuất, nuôi theo hình thức thâm canh có quản lý, đầu tư đồng bộ…

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Dũng cho biết: Tỉnh Bạc Liêu nằm trên vùng bán đảo Cà Mau, với quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp nói chung lên đến hơn 220.000ha, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là hơn 120.000ha.

Bạc Liêu là một trong những tỉnh chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long về nuôi tôm nước lợ, cũng như khai thác và chế biến thủy, hải sản xuất khẩu. Song, nghề nuôi tôm nước lợ ở Bạc Liêu luôn đối mặt với nhiều thử thách như: thời tiết diễn biến bất thường, môi trường khu vực sản xuất bị ô nhiễm, dịch bệnh trên tôm nuôi thường xuyên xảy ra, kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Dũng mong muốn các nhà khoa học, các đơn vị chức năng thuộc Bộ NN&PTNT phân tích, đánh giá sâu sát tình hình, tham mưu Bộ NN&PTNT có những hoạch định chiến lược phát triển thật sự bền vững cho nghề nuôi tôm nước lợ tại Bạc Liêu cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế cho người dân sống trong vùng quy hoạch nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công diện số 16/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

30/06/2013
Thực Hiện Các Giải Pháp Đồng Bộ Chủ Động Sản Xuất Nông Nghiệp Thực Hiện Các Giải Pháp Đồng Bộ Chủ Động Sản Xuất Nông Nghiệp

Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường... Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là nông dân đã cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung mọi nguồn lực thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực.

30/06/2013
Hạ Lang Khai Thác Tiềm Năng, Lợi Thế Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá Hạ Lang Khai Thác Tiềm Năng, Lợi Thế Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá

Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.

30/06/2013
Bảo Lâm Huy Động Nguồn Lực Giảm Nghèo Bảo Lâm Huy Động Nguồn Lực Giảm Nghèo

Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.

30/06/2013
Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

30/06/2013