Diện Tích Trồng Nấm Rơm Đang Giảm

Nhiều năm qua, nấm rơm trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Tuy nhiên, hiện nay nhiều nông dân đã lâm vào cảnh nợ nần và quyết định bỏ nghề.
Khoảng 3 năm gần đây, diện tích trồng nấm rơm trên địa bàn huyện liên tục giảm, năm 2010 diện tích toàn huyện là 500ha, đến năm 2012 giảm xuống còn 395ha, đầu năm 2013 chỉ còn lại 130ha. Theo ông Nguyễn Viết Dều - cán bộ nông nghiệp xã Tân Hòa, huyện Lai Vung: “Vài năm gần đây, bà con trồng nấm rơm trên địa bàn xã bỏ nghề rất nhiều.
Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí trồng nấm quá cao, rủi ro trong canh tác, đầu ra cho nấm thương phẩm thiếu ổn định. Nhiều nông dân canh tác thất bại, lâm nợ phải bán đất đành giải nghệ”.
Nhiều nông dân cho biết, lúc trước ở đây có chợ nổi Bông Súng, là nơi chuyên cung cấp các dịch vụ mua bán rơm nguyên liệu để trồng nấm. Kể từ khi xuất hiện máy gặt đập liên hợp, nguồn rơm nguyên liệu cũng thu hẹp dần. Do rơm cắt từ máy gặt đập liên hợp phải tốn nhiều chi phí cho việc thu gom và chuyên chở. Vì vậy, giá thành nguyên liệu rơm tăng lên gấp nhiều lần so với những năm trước, hiện nông dân đầu tư trồng nấm rất bấp bênh.
Theo tính toán của bà con trong nghề, để trồng được khoảng 1.300 thước giồng nấm rơm, nông dân phải đầu tư khoảng 40 triệu đồng. Trong đó, giá rơm nguyên liệu để chất và đậy nấm khoảng 31 triệu đồng, tiền meo nấm và nhân công khoảng 9 triệu đồng. Hiện tại, giá nấm thương phẩm dao động từ 35.000 - 38.000 đồng/kg. Như vậy, để lấy lại được số vốn ban đầu, nông dân phải thu hoạch khoảng gần 1,2 tấn nấm trên 1.300 thước giồng.
Thực tế để thu được 1,2 tấn nấm là một thách thức rất lớn cho người trồng, bởi dù ưu điểm cây nấm dễ trồng, thời gian canh tác ngắn, song cây nấm rơm còn phải phụ thuộc vào thời tiết, chất lượng rơm, meo nấm,... người nông dân khó đạt được năng suất như mong muốn.
Vụ hè thu năm nay, nhiều hộ dân trồng nấm rơm phải “điêu đứng”, bởi những trận mưa kéo dài, khiến cho số lượng lớn nấm non bị dợp, nấm mới chất thì không thể kéo tơ vì thừa nước làm nấm không đủ ấm để tượng hình nấm con. Khó khăn, trở ngại trong nghề khiến nhiều nông dân rơi vào cảnh nợ nần.
Anh Nguyễn Văn Tèo - ấp Định Mỹ, xã Định Hòa, huyện Lai Vung chia sẻ: “Đợt trồng nấm này, gia đình tôi lỗ nặng, chi phí sản xuất gần 40 triệu đồng, nhưng thu hoạch nấm gần xong mà chỉ được hơn 400kg, do mưa nhiều nên trứng nấm dợp hết, gia đình rơi vào cảnh thiếu nợ, tình cảnh này phải tính đến chuyện bỏ nghề”.
Hiện tại, diện tích trồng nấm rơm ở Tân Hòa đang giảm dần nên chợ nổi Bông Súng cũng bị xóa sổ. Bên cạnh đó, nông dân còn gặp khó khăn ở khâu chọn giống meo sản xuất nấm rơm sao cho hiệu quả và an toàn, bởi meo nấm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của mùa vụ.
Để duy trì cây nấm rơm phát triển bền vững, ông Mai Quốc Hậu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung cho hay: “Để cây nấm rơm phát triển bền vững trong thời gian tới, Ngân hàng Chính sách và Xã hội tỉnh Đồng Tháp cần hỗ trợ vốn cho bà con trồng nấm có điều kiện tái sản xuất.
Địa phương rất mong sự hỗ trợ từ tỉnh để đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu và hỗ trợ nguồn giống đạt chất lượng phục vụ cho bà con nông dân. Huyện cần mở rộng liên kết với doanh nghiệp thành lập các hợp tác xã trồng nấm rơm đã bảo đảm quyền lợi và đầu ra ổn định cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho thấy xuất khẩu thủy sản trong quý I năm nay đạt khoảng 1,5 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu thủy sản trong năm nay sẽ đạt 7 tỉ USD, trong đó xuất khẩu cá tra sẽ là 1,8 tỉ USD, bất chấp thị trường Mỹ đang gặp khó khăn vì nước này áp thuế chống bán phá giá ở mức cao gây bất lợi cho cá tra của Việt Nam.

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là ba công cụ mà các nước nhập khẩu thời gian qua đã áp dụng vào hàng hóa thủy sản của Việt Nam.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, thời tiết nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi; bên cạnh đó, một số tuyến kênh nội đồng bị bồi lắng quá nhanh nên nguồn nước, chất lượng nước không được đảm bảo làm xảy ra dịch bệnh, dẫn đến tôm chết nhiều.

Năm 2013, được sự hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa được thực hiện mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGAP tại xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc.

Đây là sáng kiến của gia đình chị Đỗ Thị Kim Phượng ở thôn Hoà Thọ, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).