Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện tích nuôi tôm càng xanh tăng mạnh

Diện tích nuôi tôm càng xanh tăng mạnh
Ngày đăng: 10/09/2015

Ông Trần Văn Phước, ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Ðông, cho biết, năm 2013, thấy nhiều hộ lân cận thả nuôi tôm càng xanh xen canh trên vụ lúa hiệu quả, đến năm 2014, được Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình hỗ trợ trong chương trình xây dựng nông thôn mới cho gia đình ông 30% tiền tôm giống, ông nuôi thí điểm 3.000 con trên 1 ha.

Sau gần 3 tháng nuôi, tức ngay sau mùa lúa chín, ông thu hoạch được hơn 200kg tôm, bán với giá 150.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông còn lãi gần 20 triệu đồng. Thành công bước đầu là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh trong năm nay.

Theo ông Phước, tôm càng xanh là đối tượng khá dễ nuôi, thời gian thu hoạch tuỳ thuộc vào việc chăm sóc, nếu cho ăn dặm, thức ăn chủ yếu là khoai, sắn (chất có tinh bột tôm càng xanh rất thích) và bổ sung thêm một ít cá phi mồi thì tôm sẽ lớn rất nhanh, khoảng 85 - 95 ngày có thể thu hoạch tôm loại nhất.

Nông dân xã Biển Bạch Đông thu hoạch tôm càng xanh vụ mùa năm 2014.

Ông Nguyễn Trang Nghiêm, Chủ tịch UBND xã Biển Bạch Ðông, cho biết, mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn xã nằm trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Chương trình được triển khai thực hiện hơn 3 năm qua, với diện tích gần 500 ha cho gần 600 hộ dân và được đầu tư 30% con giống.

Ông còn cho biết, qua 3 năm triển khai, đến nay có thể khẳng định, mô hình đã thành công, nhiều hộ đạt lợi nhuận từ 20 - 40 triệu đồng/ha/vụ; có nhiều hộ đạt gần 50 triệu đồng/ha với loại giống tôm càng xanh toàn đực. Vụ mùa năm nay dự kiến diện tích thả nuôi mới của bà con trong xã sẽ đạt trên 1.000 ha, tăng so năm 2014 hơn 400 ha.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, cho biết, không riêng xã Biển Bạch Ðông, mô hình nuôi tôm càng xanh còn được triển khai hiệu quả ở một số xã khác trên địa bàn huyện như: Biển Bạch, Tân Bằng, Trí Lực và Thới Bình. Mô hình xen canh tôm càng xanh trên ruộng lúa được xem là mô hình hiệu quả ổn định và bền vững hiện nay, do chưa thấy yếu tố dịch bệnh so với nuôi tôm sú.

Năm qua, toàn huyện Thới Bình có khoảng 6.000 ha đất thả nuôi tôm càng xanh, tăng gấp 4 lần so năm 2013, năng suất từ 150 - 220 kg/ha, giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, bà con còn lãi từ 20 - 30 triệu đồng/ha./.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển chăn nuôi bò sữa bước đột phá của ngành chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò sữa bước đột phá của ngành chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi bò sữa là bước đột phá mới trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa và là một trong những đòn bẩy quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

03/10/2015
Hội nhập, gà thả vườn chiếm lợi thế cạnh tranh Hội nhập, gà thả vườn chiếm lợi thế cạnh tranh

Theo nhận định của Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam và Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), gà thả vườn sẽ là sản phẩm chiếm ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ với gà ngoại nhập trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới.

03/10/2015
Nông dân xã An Xuyên hiệu quả nuôi heo từ đệm lót sinh học Nông dân xã An Xuyên hiệu quả nuôi heo từ đệm lót sinh học

Năng động, nhạy bén trong nắm bắt khoa học - kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất, hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hội viên nông dân xã An Xuyên, TP Cà Mau vươn lên thoát nghèo.

03/10/2015
Nâng cao thu nhập nhờ trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê Nâng cao thu nhập nhờ trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê

Vài năm gần đây, người dân xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp, Đắk Nông) đã đưa cây sầu riêng vào trồng xen trong vườn cà phê và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

03/10/2015
Nỗ lực phòng chống rệp sáp bột hồng gây hại cây sắn Nỗ lực phòng chống rệp sáp bột hồng gây hại cây sắn

Cách đây ba tháng, rệp sáp bột hồng gây hại 337ha sắn, nay giảm xuống còn 200ha.

03/10/2015