Ninh Bình Đánh Giá Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Truyền Thống

Ngày 1/8, Hội nông dân tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình “Nuôi cá nước ngọt truyền thống” tại xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô.
Mô hình được thực hiện trên quy mô 1.200 m2 tại hộ gia đình nhà ông Nguyễn Kiên Quyết, xóm 5B. Các loại cá được thả là: rô phi đơn tính, trắm cỏ, mè, chép, trôi; kích cỡ giống thả từ 5-12 cm; mật độ 3 con/m2; số lượng giống 3.600 con.
Sau 3,5 tháng nuôi thả, cá sinh trưởng phát triển tốt, kích cỡ bình quân 790g/con, sản lượng mô hình ước đạt 1.238 kg. Theo tính toán sơ bộ thì sau khi trừ chi phí mô hình có thể thu lãi gần 20 triệu đồng.
Tại hội nghị, chủ hộ thực hiện mô hình đã trao đổi với bà con nông dân về kỹ thuật nuôi cá; cách nhận biết, phát hiện và phòng trừ các loại bệnh trên đàn cá. Theo ông Nguyễn Kiên Quyết, việc bà con nuôi những loại cá truyền thống này vừa ít tốn kém lại không đòi hỏi kỹ thuật cao nên rất dễ áp dụng đối với ao đìa trên vùng đất của địa phương.
Sau khi tham quan mô hình, lãnh đạo xã Yên Mỹ, đại diện các hộ dân mong muốn các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, vốn để giúp người dân có thể mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Dù năng suất đạt khả quan hơn so với vụ hè thu năm 2014 nhưng giá thành sản phẩm mùa vụ này lại tăng cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng kéo dài khiến cây lúa phải đối mặt với dịch bệnh, chậm phát triển, người dân phải tốn nhiều chi phí hơn cho đồng ruộng.

Cứ đến mùa sen, những người trồng sen lưu động lại lang bạt khắp nơi để mưu sinh. Với họ, nghề này không đơn giản để kiếm cái ăn mà còn tiếp nối truyền thống của gia đình tự bao đời nay.

Ông Nguyễn Văn Phúc - nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), tham gia dự án trồng rau theo quy trình VietGAP của METRO Cash & Carry Vietnam - cho biết: “Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp sản phẩm được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn, từ đó có thể tăng cơ hội bán hàng”.

Ở ĐBSCL, hình ảnh những người thương lái vào tận ruộng lúa, vườn cây ăn trái... để thu mua nông sản của nông dân không còn xa lạ. Nhanh gọn, đơn giản và trả tiền ngay là nét đặc trưng trong phương thức mua bán này. Với những hộ thiếu vốn sản xuất, họ sẵn sàng cho vay.

Ông Trần Bá Đạt, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú (Đồng Nai), cho biết trong gần 4 năm lại đây, diện tích tiêu trên địa bàn huyện tăng khoảng 800 hécta. Hiện nay, toàn huyện Tân Phú có gần 2 ngàn hécta tiêu.