Tàu Vỏ Thép Ra Khơi

Tối 15-7, tàu vỏ thép hiệu SANG FISH 01 của anh Lê Văn Sang (SN 1984, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng) và ngư dân Phan Bé (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vươn khơi chuyến biển đầu tiên.
Chuyến ra khơi này tàu làm dịch vụ hậu cần, chuyên cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm và thu mua hải sản cho ngư dân. Tàu vận chuyển 17.000 lít dầu, trên 1.000 cây đá, 7.000 khay đựng cá…, tổng giá trị chuyến ra khơi trên 300 triệu đồng. Sau chuyến biển đầu tiên này, tàu SANG FISH 01 sẽ ra khơi để đánh bắt hải sản kiêm công tác dịch vụ hậu cần cho bà con ngư dân.
Tàu SANG FISH 01 có đầy đủ các tiện nghi hiện đại như máy định vị, máy dò đứng, máy siêu dò ngang, ra-đa, hệ thống thông tin liên lạc đường dài, máy thông tin hàng hải, máy thông tin với tàu ngư dân và máy VHS. Tàu có 6 hầm đựng cá, hệ thống cách đông hiện đại, bảo quản tốt chất lượng sản phẩm hải sản…
* Ngày 15-7, ông Trần Văn Mười (phường Mân Thái, quận Sơn Trà), chủ tàu cá ĐNa 90567 cho biết, tàu vừa cập bến mang về hơn 25 tấn mực khô, trị giá 1,6 tỷ đồng. Theo ông Mười, chuyến biển làm nghề câu mực kéo dài 60 ngày, với 45 lao động. Sau khi trừ chi phí, mỗi ngư dân được 26 triệu đồng, riêng chủ tàu lãi hơn 150 triệu đồng. Được biết, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 5 tàu làm nghề câu mực có thu nhập cao.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 5/11, tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Hợp tác 4 nhà về đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè sạch, an toàn.

Từ đầu năm đến nay, giá mủ cao su liên tục giảm khiến nhiều hộ dân trồng cao su ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) thất thu lớn. Hiện tại, giá mủ cao su nước bán tại vườn chỉ còn 13.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 giá các năm trước.

Cùng với việc canh tác cây lúa, huyện Châu Phú (An Giang) có khá nhiều vùng chuyên canh rau màu, chủ yếu tập trung ở các xã: Khánh Hòa, Mỹ Đức, Bình Thủy. Khi thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết sản phẩm của nông dân thì việc đưa rau màu Châu Phú “xuất khẩu” sang Campuchia đang là hướng đi cho hiệu quả khả quan.

Những tháng đầu năm 2013, cơ cấu kinh tế của huyện Đầm Dơi (Cà Mau) chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng khá. Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất được đẩy nhanh tiến độ, diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến ngày càng được mở rộng, nên sản xuất nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu phục hồi.

Tình hình vi phạm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.