Diện Tích Nuôi Cá Đồng Tăng Nhanh

Theo Sở NN và PTNT Đồng Tháp, lũy kế diện tích thả nuôi cá tra từ đầu năm đến 5/7/2013 là 1.429,56 ha, bằng 71,48% kế hoạch năm và tăng 143,33 ha so với cùng kỳ năm trước. Đồng Tháp đã thu hoạch 526,22 ha với sản lượng 189.184 tấn. Tổng số lượng cá giống thả là 339,90 triệu con. Diện tích đang nuôi là 903,34 ha, diện tích treo ao là 40,7 ha.
Lũy kế diện tích thả nuôi tôm càng xanh từ đầu năm đến 5/7/2013 là 699 ha, bằng 53,34% kế hoạch năm, ít hơn 426 ha so với cùng kỳ năm 2012.
Hiện nay, tình hình XK thủy sản gặp nhiều khó khăn do tác động của thị trường trong và ngoài nước. Việc khó tiêu thụ cá tra thương phẩm đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ cá tra giống. Ngược với tình hình tiêu thụ cá tra, việc tiêu thụ các loài cá đồng hiện nay rất thuận lợi. Diện tích nuôi các loài cá đồng trong tháng 6 tăng nhanh, nguyên nhân chính do ảnh hưởng từ thông tin về dịch cúm gia cầm nên người tiêu dùng chuyển sang sử dụng cá đồng làm thực phẩm.
Bên cạnh đó, trong tháng 6 diện tích nuôi thủy sản bị bệnh tăng so với tháng trước nhưng số lượng bè nuôi thủy sản bị bệnh lại giảm. Bệnh thủy sản xảy ra chủ yếu từ giai đoạn mới thả giống đến 3 tháng nuôi. Nguyên nhân do hiện nay đang là cuối mùa khô và bắt đầu vào mùa mưa, mực nước của các con sông đang xuống rất thấp tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển trên các loài thủy sản nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất hàng theo phương thức chính ngạch, hồ sơ phải có chứng thư xuất khẩu kèm các thủ tục hải quan đầy đủ. Về phía nhà nhập khẩu Trung Quốc, họ không nhập chính ngạch (chỉ định cảng đến và mở L/C để thanh toán qua ngân hàng), mà làm thủ tục nhập tiểu ngạch, đồng thời thanh toán bằng tiền mặt nhằm trốn thuế.

Trong những năm gần đây, mặt hàng tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. Năm 2014, XK tôm Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013 và chiếm 50% giá trị XK thủy sản.

Thời gian qua, việc chăn nuôi bò đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo bền vững. Trong đó, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang có hơn 50% gia đình thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.

Nhờ nuôi thỏ kết hợp giun quế, gia đình anh Đào Duy Chung, thôn Đại Phú 2, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) không chỉ thu lãi gần 200 triệu đồng/năm mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ở TP Quy Nhơn (Bình Định) có một trang trại chăn nuôi heo rừng bán hoang dã quy mô lớn nhất tỉnh. Ðó là trang trại của ông Phan Ðình Chạng, tại thôn Hội Giáo, xã Nhơn Hội. Người dân địa phương thường gọi ông là “vua” nuôi heo rừng.