Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Thâm Canh Bò Thịt Chất Lượng Cao Ở Vĩnh Thạnh Hiệu Quả Thiết Thực

Mô Hình Thâm Canh Bò Thịt Chất Lượng Cao Ở Vĩnh Thạnh Hiệu Quả Thiết Thực
Ngày đăng: 29/12/2014

Thời gian qua, nhờ chương trình hỗ trợ vốn của Nhà nước, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) có điều kiện phát triển chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình thâm canh bò thịt chất lượng cao được Trạm Khuyến nông (KN) huyện Vĩnh Thạnh triển khai trong năm 2014 tại xã Vĩnh Thịnh là một điển hình.

Huyện Vĩnh Thạnh có tổng đàn bò hơn 13.000 con, tỉ lệ bò lai chiếm trên 86% tổng đàn. Từ nhiều năm nay, chăn nuôi bò đã trở thành một thế mạnh kinh tế của huyện. Tuy nhiên việc chăn nuôi bò chỉ bằng phương thức quảng canh, chủ yếu tận dụng đồng cỏ tự nhiên, ít đầu tư thâm canh, do vậy trọng lượng bò nuôi đạt thấp, hiệu quả chăn nuôi không cao.
Với mục tiêu phát triển đàn bò thịt chất lượng cao, bằng kinh phí từ Chương trình 30a của Chính phủ, từ năm 2011 huyện Vĩnh Thạnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Bước đầu huyện đã đưa về 29 con bò giống Droughtmaster, trong đó có 19 con đực và 10 con cái. Ưu điểm của giống bò Droughtmaster là năng suất rất cao, trong điều kiện chăn nuôi theo quy trình thâm canh, trọng lượng bình quân ở bò đực đạt tới 1 tấn đến 1,1 tấn/con, bò cái đạt từ 0,6 đến 0,7 tấn/con, tỉ lệ thịt xẻ đạt từ 60 đến 62%.
Kỹ sư Thái Bình Trọng, cán bộ Trạm KN Vĩnh Thạnh, cho biết: Bằng nguồn kinh phí KN năm 2014 do Trung tâm KN tỉnh hỗ trợ, từ tháng 3.2014, Trạm KN huyện đã xây dựng mô hình thâm canh bò thịt chất lượng cao tại 10 hộ chăn nuôi ở xã Vĩnh Thịnh với quy mô 10 con bê con thế hệ F1 Droughtmaster. Mô hình kết hợp hỗ trợ cỏ giống để bổ sung nguồn thức ăn xanh. Qua thời gian 7 tháng, trọng lượng bê nghé tăng bình quân 685g/con/ngày. Đây là một kết quả rất tốt, đáng để nhân rộng theo quy trình thâm canh bò thịt.
Ông Nguyễn Phi Hùng, ở thôn An Nội, xã Vĩnh Thịnh, người tham gia mô hình, chia sẻ: Trong quá trình thực hiện mô hình, Trạm KN huyện thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở bà con thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, tăng cường giám sát việc đầu tư thức ăn tinh cho bò, nhất là kiểm tra tình hình thực hiện mức đầu tư đối ứng của từng hộ.
Do được hướng dẫn cụ thể về quy trình chăm sóc nên bà con áp dụng có hiệu quả. Ngoài lượng thức ăn tinh theo quy trình, tôi còn bổ sung thêm thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp và cỏ voi để đảm bảo lượng thức ăn xanh tối thiểu. Sau 6 tháng nuôi, bê nghé của tôi đạt mức tăng bình quân trên 900g/ngày.
Kết quả mô hình cho thấy, 100% bê nghé đều đạt mức tăng trọng bình quân 685gam/con/ngày, được đánh giá là có hiệu quả hơn hẳn cách chăn nuôi truyền thống, phù hợp với điều kiện chăn nuôi phân tán theo hộ và chăn nuôi tập trung, góp phần tăng năng suất và sản lượng thịt bò, tạo thêm việc làm và thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn.
Trong thời gian tới, huyện Vĩnh Thạnh sẽ vận động các hộ điển hình giúp đỡ những hộ nghèo trên địa bàn huyện, tập trung hỗ trợ giống cỏ, kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi, mở rộng mô hình ở một số địa phương, đặc biệt là các xã trung du và miền núi, nơi có nguồn thức ăn phong phú và điều kiện địa hình thuận lợi.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Tầm Trên Hồ Thủy Điện Sơn La Nuôi Cá Tầm Trên Hồ Thủy Điện Sơn La

Hồ thủy điện Sơn La có nhiều tiềm năng và điều kiện khí hậu phù hợp để nuôi cá tầm, mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản, gắn với công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị xuất khẩu và góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân TĐC thủy điện Sơn La.

11/01/2014
Tỷ Phú Lan Nhờ Vườn Sạch Tỷ Phú Lan Nhờ Vườn Sạch

Chủ nhân của ngôi vườn sạch này - ông Đoàn Văn Quỳnh, khẳng định rằng ông chỉ là một người mới đến với hoa địa lan (Cymbidium) vài năm nay thôi. Trước đó 6.000m2 vườn nhà ông trồng hồng môn và trước đó nữa thì ông chỉ buôn bán.

25/12/2013
Ngư Dân Cảnh Dương Trúng Đậm Cá Khoai Ngư Dân Cảnh Dương Trúng Đậm Cá Khoai

Đầu năm mới 2014, ngư dân xã Cảnh Dương (Quảng Trạch - Quảng Bình) đã trúng mùa cá khoai. Đặc biệt, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục ra khơi đánh bắt. Tại các bến cá của xã Cảnh Dương, thuyền đánh cá của ngư dân liên tục cập bến và mỗi ngày sản lượng cá khoai đánh bắt ước tính từ 10 đến 15 tấn. Đối với ngư dân trong xã thì đây được coi là vụ mùa “bội thu” cá khoai...

11/01/2014
Cảnh Báo Phong Trào Nuôi Tôm Tự Phát Cảnh Báo Phong Trào Nuôi Tôm Tự Phát

Những ao nuôi tôm thẻ chân trắng liên tiếp được đào mới từ những rẫy mía ven Sông Hậu thuộc địa bàn huyện Long Phú và Cù Lao Dung (Sóc Trăng).

13/01/2014
Từ Vườn Truyền Thống Đến VAC Trang Trại Từ Vườn Truyền Thống Đến VAC Trang Trại

Cũng như bao vùng quê khác ở vùng Đồng bằng sông Hồng, nghề làm vườn và kinh tế VAC ở Vĩnh Phúc đã có từ lâu đời. Những tên đất, tên miền gắn với từng sản vật đã trở nên nổi tiếng như dứa Hướng Đạo, vải Can Bi, cá Đầm Rưng... Bắt nhịp với truyền thống đó, ngay từ khi mới thành lập, Hội Làm vườn (HLV) Vĩnh Phúc đã vận động, chỉ đạo nông dân và hội viên thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển vườn chuyên canh với những giống cây trồng cho hiệu quả, năng suất cao.

25/12/2013