Diện tích, năng suất cây trồng cạn tăng khá

Qua 3 vụ sản xuất trong năm, toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi cây trồng trên 2.120 ha, đạt 96,4% so kế hoạch năm.
Diện tích này được đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn có hiệu quả cao hơn như: đậu phụng, bắp lai, mè, hành, dưa…
Tập trung ở các xã: Cát Tài, Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hải…, góp phần đưa tổng diện tích cây trồng cạn năm 2015 lên gần 9.150 ha, tăng hơn 690ha so với năm 2014; trong đó, diện tích đậu phụng tăng 708 ha, bắp tăng 77 ha, hành tăng 34 ha...
Tham quan cánh đồng đậu phụng vụ Thu ở Cát Hải - Phù Cát.
Nhờ áp dụng các hình thức xen, luân canh cây trồng, cộng với việc tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ thuật canh tác từng loại cây trồng cho nông dân nắm bắt, ứng dụng trong quá trình đầu tư thâm canh, chăm sóc, nên các loại cây trồng phát triển khá tốt.
Qua thu hoạch, năng suất nhiều loại cây trồng tăng khá: năng suất bình quân bắp lai đạt 62,4 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; đậu phụng đạt 35,5 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; mì 280 tạ/ha, tăng 59 tạ/ha... so với năm trước; cùng với giá tiêu thụ tương đối ổn định ở mức khá, nên thu nhập của bà con nông dân tăng khá.
Có thể bạn quan tâm

Trồng cỏ nuôi bò nhốt không còn xa lạ gì với người dân nông thôn các xã vùng gò đồi huyện Cam Lộ (Quảng Trị) như Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa, nhưng với bà con nông dân thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền, câu chuyện chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu sang trồng cỏ nuôi bò vẫn là đề tài nóng hổi rất được quan tâm và trông đợi hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại.

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành - An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

Nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân Nguyễn Thanh Lâm (30 tuổi) ở ấp 3, xã Mỹ Tân, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trại giống chuyên cung cấp gà giống thả vườn. Gà giống của anh sản xuất ra đến đâu, bán hết đến đấy.

Những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhện đỏ hại sắn xuất hiện khiến người trồng sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) vô cùng lo lắng.

Ðể chủ động ứng phó tình hình biến đổi khí hậu và tình trạng tôm chết hàng loạt, tỉnh Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình nuôi tôm kết hợp việc trồng rừng hoặc nuôi trồng các loại thủy sản khác để khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng địa phương trong việc nuôi tôm và ổn định nghề nuôi tôm của địa phương.