Mỗi Ngày Xuất Hiện 2 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm Mới
Chiều 25.2, báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, đến nay dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 21 địa phương trên cả nước, với 67 ổ dịch. Số lượng gia cầm chết và tiêu hủy khoảng 64.000 con.
Chỉ tính riêng trong tuần qua (từ ngày 18 đến 25.2), dịch cúm A/H5N1 bùng phát tại 10 tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bình Định, Trà Vinh, Bạc Liêu. Theo nhận định của Cục Thú y, các ổ dịch vừa qua xảy ra tại các địa phương chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình, đã được chính quyền địa phương, cơ quan thú ý phát hiện xử lý kịp thời.
Ông Đàm Xuân Thành - Phó cục trưởng Cục Thú y cảnh báo: “Trung bình mỗi ngày xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm mới, thời điểm cao nhất dịch gia tăng từ 4 - 7 ổ dịch/ngày”. Trong thời gian qua, Bộ NNPTNT đã cấp 7,2 triệu liều vaccine RE 6 cho các tỉnh chống dịch. Bộ cũng đã đề nghị Thủ tướng cho phép mua 60 triệu liều vaccine RE 6 dự phòng cho công tác chống dịch thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu thủy sản cả năm được dự báo sẽ cán đích trên 6,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của xuất khẩu tôm thẻ ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, thành quả này có thể bị ảnh hưởng bởi thiếu nguyên liệu đầu vào cho chế biến tôm xuất khẩu đang thiếu trầm trọng.
Những ngày này, nông dân tại các xã của huyện Krông Pa (Gia Lai) đang tập trung thuê lao động cho vụ thu hoạch mì, vui hơn khi mùa vụ năm nay năng suất cây mì cho sản lượng cao hơn, mỗi ha mì cho thu hoạch 22 tấn, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Với diện tích gần 9.500 ha mì gieo trồng trong vụ Đông Xuân, Krông Pa là địa phương có diện tích và sản lượng mì lớn nhất tỉnh.
Theo tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương (Lào Cai), hiện toàn huyện có gần 75 ha mía “xương gà” trồng tập trung ở xã Thanh Bình, trung bình mỗi ha mía “xương gà” thu gần 190 triệu đồng/ha.
Nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành (Bù Đốp - Bình Phước) đang phất lên nhờ kết hợp trồng tiêu và nuôi dê. Với lợi thế vốn đầu tư ít, dê thương phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nên mô hình này đang được nhân rộng.
Mít Long Khánh (Đồng Nai) từ lâu không còn xa lạ với giới “sành cây trái” nữa. Từ Long Khánh, những trái mít ngọt thơm đã đi khắp các tỉnh, thành. Những lúc vào mùa thu hoạch mít rộ nên con đường chính từ xã Bình Lộc, Bảo Quang ra thị xã tấp nập xe ra vào chở mít.