Bình Đại Chú Trọng Phát Triển Nghề Đánh Bắt Thủy Sản
Nhận thấy ngư trường đánh bắt gần bờ ngày một khó khăn, sản lượng khai thác không cao, khoảng năm 2008, được sự hỗ trợ của Chính Phủ, bà con ngư dân ở xã Bình Thắng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng, tiến hành cải tiến kĩ thuật, đóng mới và sửa chữa các tàu đánh bắt từ công suất dưới 90 mã lực lên công suất từ 90 mã lực để vươn ra khơi xa.
Mỗi chuyến ra khơi thường kéo dài khoảng 1 tháng, do đó để tiết kiệm các chi phí nhất là xăng dầu, đồng thời từng bước nâng cao năng lực hiệu quả khai thác thủy sản, các ngư dân từ chỗ đánh bắt phân tán, riêng lẻ, đã chủ động liên kết thành nhiều tổ, đội khai thác hoạt động. Đến nay, các tàu đã liên kết với nhau thành 26 tổ đội, tàu, với 81 chủ tàu và có 232 tàu đánh bắt xa bờ tham gia.
Toàn huyện hiện có 1.270 tàu cá, với tổng công suất 311.478 mã lực, trong đó đánh bắt xa bờ có 592 chiếc, chiếm tổng công suất 292.132 mã lực. Để tạo điều kiện cho ngư dân nâng cao năng lực đánh bắt, huyện đã chú trọng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân như: bảo hiểm tàu, bảo hiểm thuyền viên và nhiều chương trình hoạt động tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện cho ngư dân an tâm bám biển thông qua việc thành lập 3 Nghiệp đoàn nghề cá ở xã: Thừa Đức, Bình Thắng và Thới Thuận.
Nhờ đó, mỗi năm tổng sản lượng thủy hải sản khai thác toàn huyện đạt trên 50.000 tấn gồm: tôm, mực, cua ghẹ, cá các loại. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng thủy hải sản khai thác đạt 46.800 tấn. Qua đó, đã thúc đẩy các dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển; đồng thời giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương mỗi năm.
Bên cạnh đó, nhằm giúp cho ngư dân địa phương đánh bắt hiệu quả, an toàn và xác định vị trí tàu thuyền, phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra thiên tai trên biển và đảm bảo trật tự, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Vừa qua, được sự tài trợ của Dự án Movimar, tỉnh đã hỗ trợ ngư dân lắp đặt 22 máy kết nối vệ tinh “quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản” bằng công nghệ vệ tinh cho các tổ, đội tàu khai thác ở xã Bình Thắng.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, người dân ấp cồn Thành Long, xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam đang rộ lên phong trào trồng cây táo. Từ những năm qua, cây táo đã đem lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho bà con.
Giữa lúc vụ lúa Hè Thu đang “khởi động” ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL, giá lúa IR50404 nhích lên khá cao, thậm chí xấp xỉ giá một số giống lúa dài (thấp hơn lúa dài chỉ khoảng 300 đ/kg).
Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, thị trường tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu khởi sắc.
Những ngày này, trên cánh đồng đậu nành (ĐN) 51 ha của xã Trường An (TP Vĩnh Long), nông dân đang dồn sức thu hoạch. Tất bật nhưng ai cũng vui bởi vụ ĐN năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá.
Theo định hướng phát triển ngành mía đường ĐBSCL đến năm 2020, các tỉnh này sẽ mở rộng diện tích vùng mía nguyên liệu rộng khoảng 60.000 ha, tập trung tại Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, tăng 8.000 ha so thời điểm hiện tại.