Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Trong Vèo Kết Hợp Nuôi Cá Trê Và Cá Điêu Hồng Thương Phẩm

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Trong Vèo Kết Hợp Nuôi Cá Trê Và Cá Điêu Hồng Thương Phẩm
Ngày đăng: 26/02/2014

Nhằm từng bước đa dạng hoá các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế cao, đáp ứng thị trường tiêu thụ. Tháng 7/2013,

Anh Đặng Văn Phụng, ở ấp Rạch Gừa, xã Phú Long, huyện Bình Đại, được Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Đại chọn làm hộ thí điểm thực hiện mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp nuôi cá trê và cá điêu hồng dưới ao. Qua quá trình nuôi, đến nay mô hình đã đem lại hiệu quả cao cho gia đình.

Để thực hiện mô hình, anh Phụng tận dụng 700 m2 ao mặt nước nuôi cá phi kém hiệu quả chuyển sang thả nuôi 5 kg cá điêu hồng, 2 kg cá trê và thiết kế 2 vèo bằng bạt trên bờ, với diện tích 9 m2/1vèo, có ống dẫn nước thông xuống mặt ao thả nuôi 4.000 con ếch giống, trong đó tận dụng thức ăn dư thừa và phân ếch làm thức ăn cho cá, nhằm tiết kiệm chi phí nuôi và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Sau 3 tháng nuôi, anh thu hoạch lứa ếch thương phẩm, được 500 kg, trọng lượng 6 con/kg, bán với giá 27.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh còn lãi trên 3 triệu đồng. Thu hoạch xong, anh thả nuôi tiếp 3.000 con ếch giống, đến nay ếch phát triển rất tốt, đạt trọng lượng từ 3-4 con/kg, hiện thương lái mua với giá 40.000 đồng/kg. Dự kiến anh sẽ thu hơn 500 kg, lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng.

Đồng thời, cá thả nuôi dưới ao hiện cũng đang trong giai đoạn phát triển, cá trê có trọng lượng từ 5-6 con/kg, cá điêu hồng đạt 180 gam/con. Dự kiến sẽ thu hoạch vào tháng 01/2014 tới.

Theo anh Phụng: “Vèo nuôi ếch làm bằng bạt khá đơn giản, chi phí thấp, chọn bạt loại dày may thành vèo nối liền các vách, đặt vèo trên đất liền, dùng cây căng thẳng 4 góc không cho ếch ra ngoài và có van xả nước xuống ao cá. Ếch là loài sống nửa dưới nước nửa trên cạn, nên nước trong vèo phải vừa đủ và thả tấm vạt bằng cây để ếch đeo bám, hít thở không khí; đồng thời chủ động khống chế dịch bệnh trên ếch, vệ sinh vèo 1 ngày 2 lần không để ô nhiễm nguồn nước, hạn chế ký sinh trùng gây bệnh ngoài da”.

Do ếch thương phẩm dễ nuôi, mau thu hoạch, đồng vốn quay nhanh nên thời gian tới anh mở rộng diện tích nuôi với số lượng lớn, đồng thời chọn ếch bố mẹ ép giống cho sinh sản để chủ động nguồn con going.


Có thể bạn quan tâm

Quỳnh Lưu (Nghệ An) Được Mùa Tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) Được Mùa Tôm

Xã Quỳnh Bảng có 186,2 ha nuôi tôm, trong đó vùng nuôi tôm công nghiệp 100 ha; vùng HTX Lộc Thuỷ 86,2 ha, lớn nhất huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nuôi tôm vụ 2 đạt 70% diện tích. Ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang, Quỳnh Bảng không giấu nổi niềm vui khi thành công của vụ 2 đã ăn chắc.

03/11/2014
Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Isarel Theo Hướng An Toàn Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Isarel Theo Hướng An Toàn Đạt Hiệu Quả Cao

Đó là kết quả được đánh giá tại Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác (cá rô phi là chính) theo hướng an toàn diễn ra ngày 23 tháng 10 năm 2014, tại xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương.

03/11/2014
Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa

"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.

03/11/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

03/11/2014
Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

03/11/2014