Diện Tích Cây Mì Ở Bình Phước Bị Thu Hẹp
Năm 2009, toàn tỉnh Bình Phước có 26.180 ha mì, năng suất bình quân đạt gần 22,7 tấn/ha, sản lượng củ mì đạt 579.966 tấn. Trong đó, huyện Đồng Phú có diện tích cây mì lớn nhất tỉnh, với 6.000 ha.
Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...
Thời điểm này, củ mì tươi có giá 1.500 đồng/kg, bình quân 1 ha thu về hơn 34 triệu đồng. Nhiều hộ dân xắt lát phơi khô chờ giá cao để bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Nhờ cây mì, hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh đã thoát nghèo và vươn lên khá, giàu.
Thế nhưng, thời gian qua diện tích cây mì ở Bình Phước đã bị thu hẹp đáng kể. Năm 2013, toàn tỉnh chỉ còn 19.225 ha, giảm gần 7.000 ha so năm 2009.
Năm 2014, dự tính diện tích cây mì chỉ còn khoảng 16.093 ha. Trong đó, huyện Bù Đăng có diện tích lớn nhất (4.600 ha), ít nhất là thị xã Phước Long (17 ha). Năm 2009, Đồng Phú có diện tích cây mì lớn nhất tỉnh nhưng đến nay chỉ còn 950 ha.
Nguyên nhân dẫn tới diện tích cây mì giảm mạnh là do các vườn cây đã khép tán không thể trồng xen. Nhiều dự án phủ xanh đất trống đồi trọc đã được thực hiện. Một nguyên nhân nữa là giống mì chưa được nghiên cứu phát triển để thay thế giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn.
Một số nhà máy chế biến tinh bột mì phải tạm thời đóng cửa vì gây ô nhiễm môi trường dẫn tới củ mì bị mất giá. Bên cạnh đó, một số cây trồng ngắn ngày khác có giá trị kinh tế cao hơn nên người dân không mặn mà với cây mì.
Theo kế hoạch, từ năm 2015, cả nước sẽ đưa nhiên liệu sinh học E5 vào sử dụng đại trà, do vậy nguồn nguyên liệu cho Nhà máy Ethanol Bình Phước có nguy cơ thiếu hụt cao. Điều này đòi hỏi các nhà máy chế biến tinh bột mì, nhất là Nhà máy Ethanol Bình Phước sớm có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư cho người trồng mì.
Bởi theo thiết kế, Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Bình Phước có công suất tiêu thụ khoảng 240 ngàn tấn củ mì khô/năm. Trong khi đó, 3kg củ mì tươi sau khi phơi khô còn lại 1kg. Như vậy, để Nhà máy Ethanol Bình Phước hoạt động ổn định, mỗi năm cần khoảng 720 ngàn tấn củ mì tươi làm nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với tiêm phòng, phun hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi được coi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong phòng chống dịch; có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ cho cả đàn vật nuôi, cắt đứt mầm bệnh có thể xâm nhập và gây hại. Theo quyết định của UBND tỉnh, từ ngày 28/2 đến ngày 28/3, sẽ tiến hành chiến dịch phun khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo sự hướng dẫn của Hội Nông dân xã Đông Hiếu, chúng tôi đến thăm mô hình trồng thanh long cho hiệu quả kinh tế cao của xóm Đông Du 1. Con đường bê tông thoáng rộng nối liền các tổ liên gia trong xóm được bao bọc bởi những vườn thanh long, vườn tiêu, vườn rau ngót xanh ngút ngát.
Chưa vào chính vụ, nhưng giá tỏi ở Lý Sơn giảm thê thảm. Cả đảo Lý Sơn vụ này trồng khoảng 360 ha tỏi. Mỗi năm một vụ, nông dân đặt bao kỳ vọng vào cây tỏi, thế mà nay đang phải đối diện với nguy cơ thua lỗ.
Hiện nay tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hạ Hòa là 1.900 ha, trong đó diện tích chuyên nuôi 1.422 ha. Sản lượng thủy sản đánh bắt khai thác năm 2013 đạt 5.500 tấn. Nhiều nơi có diện tích nuôi thả lớn như Đầm Ao Châu– thị trấn Hạ Hòa; Ngòi Vần - xã Hiền Lương; đầm Chì, đầm Móng Hội xã Lâm Lợi, đầm Chính Công...
Do ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại nên tổng diện tích lúa chiêm xuân của huyện bị thiệt hại xấp xỉ 570ha, trong đó diện tích bị thiệt hại từ 30-70% là 334,3ha (lúa lai 75,6ha, lúa thuần 247,1ha); diện tích bị thiệt hại trên 70% là 261,5ha (lúa lai 14,4ha, lúa thuần 247,1 ha).