Bỏ Hoang Trạm Giống 17 Tỷ Đồng
Ngày đăng: 21/06/2012
Năm 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum đầu tư 17 tỷ đồng để xây dựng Trạm giống nông nghiệp tại xã Đác La huyện Đác Hà với mục đích cung cấp một phần giống lúa và giống cá cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho người dân trong tỉnh.
Từ cuối năm 2011, công trình được xây dựng xong, đã bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng gần một năm nay công trình vẫn trong tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.
Theo thiết kế, Trạm giống nông nghiệp này có tổng diện tích là 20,7 ha, trong đó có 8,9 ha, được xây dựng thành 45 ao hồ dành để nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cá giống nước ngọt, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng một triệu con cá giống các loại. Diện tích còn lại dùng làm ruộng thực nghiệm lúa giống.
Theo anh Nguyễn Văn Sâm phụ trách Trạm cho biết: Hiện tại chỉ có bảy ao nhỏ đang hoạt động nuôi cá thương phẩm với tổng diện tích khoảng gần 5.000 mét vuông/gần 9 ha khu vực khoanh nuôi ao hồ.
Nguyên nhân Trạm giống nông nghiệp này chưa đưa vào sử dụng được là do thiếu nước. Là trạm nuôi cá giống nhưng hệ thống cấp nước không được thiết kế riêng mà dùng chung kênh mương cấp nước với sản xuất nông nghiệp nên không thể sử dụng để nuôi cá. Bên cạnh đó đập thủy lợi Cà Sâm do lòng hồ bị bồi lắng nên không đủ cấp nước cho nuôi trồng khi trạm giống đưa vào sử dụng.
Chưa biết khi nào thì Trạm giống nông nghiệp Đác La này sẽ được đua vào sử dụng. Trong khi người dân xã Đác La vẫn còn thiếu đất sản xuất mà vẫn phải nhường lại những “Bờ xôi ruộng mật” để xây dựng Trạm giống, nhiều người dân qua đây đều xót xa cho rằng: Thật hoang phí của tiền nhà nước.
Được biết kinh phí xây dựng công trình trên do chương trình giống Quốc gia cung cấp.
Có thể bạn quan tâm
Chuỗi chăn nuôi 3F: Xử lý 45.000 quả trứng sạch mỗi giờ
Công ty TNHH Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công Thực hiện chiến lược phát triển theo mô hình chuỗi giá trị, mô hình 3F (Farm - Feed - Food)
04/11/2016
Lợi nhuận gần 600 triệu đồng/năm từ trồng chanh
Với sự nhạy bén, cần cù, dám nghĩ, dám làm, nông dân Phan Văn Sần tại huyện Bến Lức quyết định làm giàu từ trồng chanh không hạt trên đất mía
05/11/2016
Biến rác thải thành của hiếm
Nhờ triển khai mô hình ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm biogas và phụ phẩm nông nghiệp, hàng chục xã viên Hợp tác xã Duyên Thái, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội)
05/11/2016
Trồng dưa ngọt ở vùng hạn mặn thu trăm triệu mỗi năm
Đam mê làm nông nghiệp, ông Võ Văn Chưng ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạn bỏ vốn lớn đầu tư nhà kính trồng dưa lưới.
07/11/2016
Ông Nguyễn Văn Út làm giàu nhờ vườn dừa xiêm đỏ
Trồng dừa xiêm đỏ làm giàu là cách làm hay của nông dân Nguyễn Văn Út, cư ngụ tại xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho.
07/11/2016