Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Loay Hoay…rau Sạch

Loay Hoay…rau Sạch
Ngày đăng: 13/03/2012

Món ăn không thể thiếu

Câu nói “Cơm không rau như đau không thuốc” đã cho thấy nhu cầu sử dụng rau trong bữa ăn hằng ngày còn phổ biến hơn cả thịt, cá… nhưng trên thực tế, hầu hết người tiêu dùng đang ăn phải các loại rau không an toàn vệ sinh thực phẩm. 
Vì vậy rau an toàn đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội trong vài năm trở lại đây, bởi thực trạng đáng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm và những tác hại của rau không an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Cuộc điều tra về rau an toàn với người tiêu dùng tại Hà Nội trong tháng 11/2011 vừa qua đã cho thấy: 90% người tiêu dùng tại đánh giá rau là loại thực phẩm quan trọng nhất, 10% còn lại dành cho hoa quả, thịt cá, thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn và các sản phẩm từ sữa. Điều này cho thấy dù có nhiều cố gắng đầu tư của nhà nước nhưng thực tế sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội còn nhiều bất cập. Hà Nộimỗi ngày đã tiêu thụ hàng ngàn tấn rau, nhưng lượng rau sạch cung cấp cho thị trường này chỉ như muối bỏ biển. Nên chuyện rau sạch hay không sạch là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người. 
Tại sao rau sạch chưa hấp dẫn 
Giá bán của rau an toàn, rau hữu cơ cũng cao hơn so với giá rau thông thường và cũng là trở ngại trong việc tiêu thụ rau nhưng đây không phải là trở ngại hàng đầu. Người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua rau an toàn với mức giá cao hơn từ 20% - 30%. Điểm thuận lợi là mức giá của rau an toàn tương đối ổn định so với thị trường. Nhưng để rau sạch đến với người tiêu dùng là điều không dễ dàng. Tại cửa hàng rau sạch 58 Vạn Kiếp (thuộc dự án rau an toàn - rau hữu cơ), chị Linh (Hồng Hà – Hai Bà Trưng) cho hay: “Hiện nay vấn đề ngộ độc thực phẩm đáng báo độc, để an toàn cho gia đình nên tôi thường ra đây mua rau vì tin tưởng của hàng này được cấp giấy chứng nhận về rau sạch, nhưng rau sạch vẫn chưa đa dạng về chủng loại thường tập trung ở các loại rau thông dụng như cà chua, rau cải, bắp cải… nếu đa dạng thì thuận tiện cho người tiêu dùng”. Cùng chung suy nghĩ với chị Linh là chị Nga (Bạch Đằng) cũng cho rằng rau chưa đa dạng, nhanh héo không để được lâu so với rau ngoài chợ.  
Giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng chủ cửa hàng rau này cũng cho hay: Nguyên nhân rau không giữ được vẻ mượt mà như rau ngoài chợ do các yếu tố: Không dùng thuốc bảo vệ thực vật, dễ chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên nên rau an toàn, rau hữu cơ cũng chóng héo không để được lâu. Bên cạnh đó nhiều người tiêu dùng vẫn nghi ngờ về xuất xứ của rau an toàn. Nhiều người tiêu dùng chưa tin vào chất lượng rau hiện nay trên thị trường, nhiều cửa hàng rau an toàn treo biển bán rau an toàn nhưng rau lại không rõ nguồn gốc. 
Khuyến cáo của các chuyên gia  
Trong nhiều cuộc hội thảo về an toàn thực phẩm , PGS.TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) từng khuyến cáo, người tiêu dùng trong việc lựa chọn mua rau bằng những kinh nghiệm như sau: Nhìn không thấy dính “chất lạ” như các vết lấm tấm hoặc vết trắng vì có nhiều loại rau quả không an toàn còn dính cả chất bảo vệ thực vật trên cuống lá, núm quả…; mùi thì ngửi không thấy mùi hắc, mùi hóa chất bảo vệ thực vật. Nên đến những cửa hàng rau an toàn, được cấp giấy chứng nhận.

Ngoài ra ông Trần Đáng còn lưu ý thêm về cách rửa rau như phải nhặt lá kỹ, ngâm trong chậu ngập tràn nước từ 10 - 15 phút, rửa lại dưới vòi nước, ngoài ra cũng có thể ngâm thuốc tím…

 Một số nhà chuyên môn cho rằng, việc ngâm nước muối, thậm chí là nước rửa rau bán trên thị trường cũng không thể hoàn toàn đảm bảo rau bẩn trở thành rau sạch. Việc ngâm rau trong nước muối nhạt cũng chỉ có thể làm sạch một số vi sinh vật, còn các loại tạp chất, thuốc trừ sâu thì khó loại trừ bằng phương pháp này. Kinh nghiệm được áp dụng khá hiệu quả là rửa kỹ dưới vòi nước chảy mạnh rồi cho vào máy khử độc bằng khí ozon. 
Nhiều người tiêu dùng khi mua rau vẫn yêu cầu rau phải xanh, mượt, nõn nà. Đây chính là những điều kiện để rau không an toàn có đất tồn tại và phát triển, vì rau muốn xanh mướt người trồng phải sử dụng thuốc trừ sâu hoặc hóa chất bảo vệ thực vật. 
Theo các chuyên gia về nông nghiệp thì đừng có chê rau có sâu, hoặc nhìn không đẹp, chính đó mới là loại rau an toàn hơn. Còn bó rau nào nhìn to mà cầm lên thấy nhẹ, lá rau thì xanh mướt, hay rau muống trắng nõn là chắc chắn đã dùng thuốc trừ sâu, hóa chất kích thích tăng trưởng.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Chả Cá Và Surimi Sang Nga Tăng Đột Biến Xuất Khẩu Chả Cá Và Surimi Sang Nga Tăng Đột Biến

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng trưởng đột biến vào tháng 2, xuất khẩu (XK) chả cá và surimi (thịt cá đã được tách xương, xay nhuyễn, phối trộn với các chất chống biến tính do đông lạnh, và có thể bảo quản được lâu ở nhiệt độ đông lạnh) của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng chậm lại.

30/10/2014
Đàn Heo Tăng, Đàn Gia Cầm Giảm Mạnh Đàn Heo Tăng, Đàn Gia Cầm Giảm Mạnh

Hiện tổng đàn heo được người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thả nuôi là 122.837 con, tăng 3.680 con so cùng kỳ. Đàn heo tăng là do giá heo hơi tăng cao trong thời gian qua và hiện ở mức 48.000 - 50.000 đồng/kg.

30/10/2014
Lao Đao Với Trầm Hương Lao Đao Với Trầm Hương

Ngày mới xuất hiện, cây dó bầu được xem như là cơ hội làm giàu cho bao nông dân nghèo ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), đặc biệt là ở vùng điều kiện đất đai cằn cỗi, đồi dốc khó trồng các loại cây công nghiệp khác.

30/10/2014
Phát Triển Hồ Tiêu Chưa Bền Vững Phát Triển Hồ Tiêu Chưa Bền Vững

Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.

30/10/2014
Số Hộ Trồng Nấm Ở Huyện Tiên Lãng Giảm Mạnh Số Hộ Trồng Nấm Ở Huyện Tiên Lãng Giảm Mạnh

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

30/10/2014