Đề Xuất Mức Phí Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất mức lệ phí đối với việc cấp giấy chứng nhận chất lượng trong nuôi trồng thủy sản là 50.000 đồng/lần.
Cụ thể, mức thu 50.000 đồng/lần sẽ được áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận chất lượng giống thuỷ sản (bao gồm cả động vật và thực vật); cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn thuỷ sản; cấp giấy chứng nhận chất lượng chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thuỷ sản; cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản đối với 1 sản phẩm…
Phí kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh thuỷ sản được Bộ Tài chính đề xuất từ 230.300 - 1.750.000 đồng/lần.
Cụ thể, phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản là 230.300 đồng/lần; phí kiểm tra điều kiện vệ sinh đối với cơ sở sản xuất giống thuỷ sản từ 260.000 - 720.300 đồng/lần tùy công suất của cơ sở sản xuất giống; phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở nuôi thủy sản 1.050.000 đồng/lần; phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản 1.750.000 đồng/lần…
Phí đánh giá, chứng nhận VietGAP
Bộ Tài chính đề xuất, phí kiểm tra, đánh giá Tổ chức chứng nhận VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là 2,8 triệu đồng/lần; phí kiểm tra chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi cá tra là 210.000 đồng/tấn; phí kiểm tra chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi tôm sú, tôm chân trắng 320.000 đồng/tấn.
Bộ này cũng đề xuất mức phí đánh giá phòng thử nghiệm lĩnh vực kiểm nghiệm các yếu tố đầu vào nuôi trồng thủy sản là 22,5 triệu đồng/lần; phí đánh giá mở rộng phòng thử nghiệm 11,5 triệu đồng/lần và phí đánh giá lại phòng thử nghiệm là 17 triệu đồng/lần.
Ngoài ra, lệ phí cấp, cấp lại hoặc gia hạn giấy chứng nhận VietGAP cũng được đề xuất là 50.000 đồng/lần.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.
Có thể bạn quan tâm

Mùa mưa bão tại các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên - Huế trở ra, thời tiết thay đổi thất thường dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, cá bị bệnh dịch hoặc thất thoát ra ngoài tự nhiên. Bà con nuôi cá lồng cần có những biện pháp chủ động ứng phó.

Bạn đọc Hoàng Văn Sơn (Lai Châu) hỏi: Mới đây Nhà nước có chính sách hỗ trợ hộ nghèo tham gia trồng rừng. Đề nghị cho biết đối tượng nào được hỗ trợ; hỗ trợ những gì, mức hỗ trợ ra sao?

Giảm chi phí trong sản xuất, áp dụng những kỹ thuật mới, nâng cao hiệu quả, góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa cho bà con nông dân (ND) là mục đích của dự án áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI.

"Việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là quá trình lâu dài, đòi hỏi nỗ lực, trách nhiệm của cả Chính phủ, các cơ quan, địa phương liên quan và của doanh nghiệp, người nông dân”- Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh

“Với việc Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ chuẩn bị các bước để khởi kiện Mỹ bán phá giá gà tại Việt Nam, đây có thể coi là lần đầu tiên các đơn vị của Việt Nam đi kiện Mỹ bán phá giá” – ông Phạm Anh Tuấn - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản chia sẻ với NTNN.