Đề Xuất Mức Phí Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất mức lệ phí đối với việc cấp giấy chứng nhận chất lượng trong nuôi trồng thủy sản là 50.000 đồng/lần.
Cụ thể, mức thu 50.000 đồng/lần sẽ được áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận chất lượng giống thuỷ sản (bao gồm cả động vật và thực vật); cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn thuỷ sản; cấp giấy chứng nhận chất lượng chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thuỷ sản; cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản đối với 1 sản phẩm…
Phí kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh thuỷ sản được Bộ Tài chính đề xuất từ 230.300 - 1.750.000 đồng/lần.
Cụ thể, phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản là 230.300 đồng/lần; phí kiểm tra điều kiện vệ sinh đối với cơ sở sản xuất giống thuỷ sản từ 260.000 - 720.300 đồng/lần tùy công suất của cơ sở sản xuất giống; phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở nuôi thủy sản 1.050.000 đồng/lần; phí kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản 1.750.000 đồng/lần…
Phí đánh giá, chứng nhận VietGAP
Bộ Tài chính đề xuất, phí kiểm tra, đánh giá Tổ chức chứng nhận VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là 2,8 triệu đồng/lần; phí kiểm tra chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi cá tra là 210.000 đồng/tấn; phí kiểm tra chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi tôm sú, tôm chân trắng 320.000 đồng/tấn.
Bộ này cũng đề xuất mức phí đánh giá phòng thử nghiệm lĩnh vực kiểm nghiệm các yếu tố đầu vào nuôi trồng thủy sản là 22,5 triệu đồng/lần; phí đánh giá mở rộng phòng thử nghiệm 11,5 triệu đồng/lần và phí đánh giá lại phòng thử nghiệm là 17 triệu đồng/lần.
Ngoài ra, lệ phí cấp, cấp lại hoặc gia hạn giấy chứng nhận VietGAP cũng được đề xuất là 50.000 đồng/lần.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.
Related news

Với diện tích 1.200ha, Sơn Tây là địa phương có diện tích cau lớn nhất ở Quảng Ngãi. Khác với các vụ khác, vụ thu hoạch cau năm nay được xem là mùa vàng của người dân nơi đây.

Đang nhúng cả tấn sầu riêng vào hóa chất để "ép" sầu riêng nhanh chín, một cơ sở buôn bán sầu riêng bất ngờ bị lực lượng chức năng đột kích bắt tại trận.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, hiện ở Gia Lai đang xảy ra tình trạng cây cà phê bị rụng quả hàng loạt. Cụ thể, theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có gần 700 ha cà phê bị nhiễm bệnh gây rụng quả với tỷ lệ trung bình khoảng 3%, cá biệt có nơi cao đến 10%. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở các địa phương có diện tích cà phê lớn như: Chư Păh, Ia Grai, Kbang, Chư Sê... và có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới khiến năng suất cà phê vụ này có nguy cơ bị sụt giảm nghiêm trọng.
Quá bức xúc vì các công ty chế biến hải sản gây ô nhiễm môi trường khiến cá chết hàng loạt, người dân làng bè Long Sơn (Bà Rịa Vũng Tàu) đã mang cá chết đến đổ trước cổng nhà máy và UBND tỉnh.

Đối với vụ hè thu, thời gian là yếu tố quyết định sự thành - bại. Bởi thế, dù mới bước vào thời điểm thu hoạch đại trà chưa lâu nhưng trên đồng ruộng, không khí thu hoạch đã khẩn trương, vội vã chạy đua với thời gian...