Để Cá Tra Nuôi Luôn Có Thịt Trắng

Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc nuôi đăng quầng trong nước sông sạch thì luôn có thịt trắng, trong khi cá nuôi trong hầm, bè, nơi nước tù thì thịt cá bị vàng, chủ yếu do môi trường nước nuôi và chế độ cho ăn. Kinh nghiệm của nhiều bà con nuôi cá tra cho thấy: nếu sử dụng thức ăn xanh (rau muống), bắp, bí đỏ, cua đồng… thì thịt cá hay bị vàng.
Hiện nay phong trào nuôi cá tra ở ĐBSCL đang phát triển rất mạnh. Nhưng việc mở rộng diện tích nuôi thường mang tính tự phát và không có kế hoạch. Tăng diện tích ồ ạt như hiện nay tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh trên cá, có thể dẫn đến thua lỗ. Việc nuôi cá ồ ạt trong môi trường nước kém còn làm thịt cá bị vàng, làm giảm giá trị thương phẩm.
Phương pháp khắc phục
Nhiều hộ nuôi cá tra cho biết, cũng với thành phần thức ăn như rau muống, tấm cám, cá tạp xay nhuyễn…, nếu được ủ lên men bằng hèm rượu, sau 24 giờ mới cho cá ăn thì thịt cá sẽ trắng đẹp do một số diệp lục tố trong rau bị phân hủy. Theo kinh nghiệm, với thành phần thức ăn 45% cám, 40% cá biển, 15% bã hèm rượu, thêm ít vitamin, premix, mỗi ngày trung bình thay nước 5 giờ (khoảng 15% nước trong ao) thì thịt cá sẽ không bị vàng.
Điều này cho thấy bã hèm rượu với một lượng vừa phải (10 - 15%) bổ sung liên tục vào thành phần thức ăn sẽ giúp cá có sức đề kháng tốt, ít bệnh và đạt tỷ lệ thịt trắng cao.
Môi trường nuôi
Cá tra được nuôi ở ao nước tĩnh, ít thay nước, với hệ số thức ăn thấp thì cá ít bị bệnh, tỷ lệ sống cao, nhưng thịt cá thường hay bị vàng. Cá tra nuôi ao bãi bồi có chế độ thay nước thường xuyên, hệ số thức ăn cao, tỷ lệ sống thấp hơn nhưng thịt cá lại trắng. Với cá nuôi bè, đăng quầng nước chảy, hệ số thức ăn cao, tỷ lệ sống đạt 70 - 75%, nhưng thịt cá tra trắng đẹp; song cá phải được theo dõi, chăm sóc tốt vì thường bị bệnh do phụ thuộc thường xuyên vào môi trường nước.
Khi nuôi cá tra thương phẩm, cần chú ý đến thời điểm nước xoáy (khoảng đầu tháng 5 âm lịch), lúc này nước thường có màu đỏ son, sẽ ảnh hưởng đến màu thịt của cá tra nuôi bè hoặc cá đăng quầng. Vì thế người nuôi nên hạn chế thu hoạch vào thời điểm này.
Những ngày nắng nóng kéo dài (nhiệt độ nước sông trên 290C và nhiệt độ nước ao nuôi trên 380C) cũng có thể làm cho màu thịt cá tra xấu hơn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28/9/2010, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã mở lớp tập huấn “Chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh nhằm giảm giá thành trong nuôi cá tra” giúp người nuôi có lãi.

Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Tuấn (ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang), qua nhiều năm ứng dụng quy trình nuôi cá tra sạch có sử dụng chế phẩm vi sinh giảm chi phí đầu tư, cá đạt tiêu chuẩn sạch xuất khẩu.

Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng thủy sản được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Cá sống chủ yếu ở vùng nước ngọt. Tuy nhiên, cá có khả năng sống ở trong môi trường nước có độ muối dưới 10 phần ngàn và có độ pH > 4. Cá tra là đối tượng nuôi chủ lực ở vùng ĐBSCL.

Ngoài giá cả cá tra bấp bênh, nhiều người nuôi cá tra tại TP Cần Thơ còn thường xuyên bị đe dọa bởi dịch bệnh xảy ra trên cá dẫn đến nuôi thua lỗ.

Trường Đại học Cần Thơ và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) vừa tổ chức cuộc hội thảo: “Đối thoại về nuôi cá tra, ba sa” nhằm xem xét lại kết quả của nhóm hỗ trợ kỹ thuật và vạch ra đường lối cho thời gian tới xây dựng tiêu chuẩn nuôi cá tra, ba sa.